Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019 – 2020, Download xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi học
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn đọc Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019 – 2020 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đây là bộ đề thi cuối học kì 1 lớp 9 giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi cho các thầy cô giáo. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Ngoài ra các bạn lớp 9 tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán, Ngữ văn.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tổ chức ASEAN được thành lập tại nước nào?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lay-xi-a
C. In-đô-nê-xi-a
D. Thái Lan
Câu 2. Năm nào sau đây được gọi là “Năm châu Phi”:
A. 1952
B. 1954
C. 1960
D. 1965
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã đề ra chiến lược gì?
A. Chiến lược đàn áp.
B. Chiến lược toàn cầu.
C. Chiến lược tổng lực.
D. Chiến lược viện trợ.
Câu 4. Yếu tố nào quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản?
A. Tài nguyên.
B. Công nghệ mới.
C. Con người.
D. Chiến tranh xâm lược
Câu 5. Nối mốc thời gian (cột A) tương ứng với sự kiện (cột B) rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ 1 – A)
Cột A (Thời gian) | Cột B (Sự kiện lịch sử) |
1. 01/10/1949 | A. Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á |
2. 01/01/1959 | B. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN |
3. 08/08/1967 | C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời |
4. 28/07/1995 | D. Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi |
E. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc |
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
Câu 2. (3,0 điểm) Em hãy nêu những biểu hiện sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển đó là gì?
Câu 3. (3,0 điểm) Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có tác động như thế nào đối với đời sống nhân loại? Theo em, hiện nay chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của khoa học – kĩ thuật.
Đáp án
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Ý đúng | D | C | B | C |
Câu 5. Nối thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
1- C;
2- D;
3- A;
4- B.
II. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 1 điểm |
* Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh: – Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực. – Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. * Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực. |
0,25 0,25 0,5 |
2 3 điểm |
* Trong những năm 1951 – 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển “thần kì”. Đến những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Biểu hiện: – Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD. – Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tố độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%. – Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát * Nguyên nhân của sự phát triển đó: + Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài.. + Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa… + Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao. + Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá , giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài… |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 |
3 3 điểm |
* Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang có những tác động sau: – Tích cực: + Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước sang một nền văn minh mới. + Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công – nông nghiệp giảm và lao động dịch vụ tăng; đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. – Tiêu cực: + Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra những loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống + Trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bệnh tật mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cuộc sống của con người luôn bị đe dọa. * Những việc cần làm: – Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, cũng như tác hại của cuộc C/M KH-KT đối với cuộc sống con người. Tích cực học tập để có tri thức lĩnh hội được dễ dàng kiến thức của nhân loại. – Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh Vận động những người xung quanh cùng thực hiện. |
0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 |
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết