Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4, Mời các em học sinh cùng tham khảo bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học
Nhằm giúp các em học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì I. Tài Liệu Học Thi xin gửi đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo để củng cố lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải đề nhé!
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề 1
Bài 1: Hãy cho biết các từ gạch dưới trong các thành ngữ, tục ngữ sau là danh từ (DT) hay động từ (ĐT), tính từ (TT), bằng cách điền dưới gạch chân:
- Nhường cơm sẻ áo.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Lá lành đùm lá rách.
- Đói cho sạch rách cho thơm.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Bài 2: Chép lại ba thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm thương người như thể thương thân trong số các thành ngữ, tục ngữ ở bài 1:
(1)…………………………………………………………………………………….
(2)…………………………………………………………………………………….
(3)…………………………………………………………………………………….
Bài 3: Ghi vào mỗi ô trống 2 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xinh, đẹp):
Cách thể hiện mức độ |
Xinh |
Đẹp |
Cách 1 (Tạo ra các từ ghép, từ láy) |
||
Cách 2 (Thêm các từ rất, quá, lắm) |
||
Cách 3 (Tạo ra phép so sánh) |
Bài 4: Đặt 3 câu với 3 từ ngữ tìm được ở 3 ô trong cột từ xinh ở bài 3:
(1)…………………………………………………………………………………….
(2)…………………………………………………………………………………….
(3)…………………………………………………………………………………….
Bài 5: Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Hãy cho biết: Hình ảnh của tre trong đoạn thơ trên gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam? Để góp phần gợi tả phẩm chất tốt đẹp ấy, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ nào ở 2 dòng thơ đầu?
Bài 6: Kể lại một việc em đã làm hoặc chứng kiến nói về chủ điểm đã học: Thương người như thể thương thân. (Bài viết có độ dài khoảng 12 câu)
Đề 2
Bài 1: Xác định các từ đơn, từ phức trong hai dòng thơ và ghi vào bảng dưới.
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rung rung.
Từ đơn |
Từ phức |
Bài 2: Ghép các tiếng mơ, mọng, ước, mong, muốn thành 10 từ phức (từ ghép) có nghĩa gần gũi với nhau và ghi vào chỗ trống:
(1) …………………………………….. (6) …………………………………..
(2) ………………………………… (7) ………………………………….
(3) ………………………………… (8) ………………………………….
(4) ………………………………… (9) …………………………………
(5) ………………………………… (10) ………………………………..
Bài 3: Gạch dưới từ không phải động từ trong mỗi dãy từ dưới đây:
- Cho, biếu, tặng, sách, mượn, lấy.
- Ngồi, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh.
- Ngủ, thức, êm, khóc, cười, hát.
- Hiểu, phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhỏ nhắn, sợ hãi.
Bài 4: Gạch dưới các tính từ trong đoạn thơ sau:
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Định Hải
Bài 5: Đọc đoạn thơ sau của Mai Thị Bích Ngọc:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non song gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao!
Em mơ làm nắng ấm
Đánh thức bao mầm xanh
Vươn lên từ đất mới
Mang cơm no áo lành.
Hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về ước mơ của bạn nhỏ thể hiện qua hai khổ thơ trên.
Bài 6: Hãy kể lại câu chuyện nói về kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân.
Đề 3
Bài 1: Tìm từ ghép, từ láy chứa tiếng ở cột A và ghi vào ô trống trong bảng (mỗi ô trống ghi 1 từ):
A |
Từ ghép |
Từ láy |
Khỏe |
||
Đẹp |
||
Chăm |
||
Nhanh |
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ in đậm (theo từ loại được xác định trong ngoặc):
- Dũng cảm (tính từ)
- Dũng khí (danh từ)
- Mơ ước (động từ)
- Ước mơ (danh từ)
Bài 3: Đặt câu hỏi để thể hiện từ mục đích sau:
- Khen ngợi một bạn có hành động bảo vệ môi trường.
- Chê trách một bạn có hành động không bảo vệ môi trường.
- Khẳng định việc học tập là cần thiết.
- Mong muốn được giúp một cụ già đi qua đường có nhiều xe cộ.
Bài 4: Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau: Thêm từ ngữ, bớt từ ngữ.
a) Trong những tán lá xanh um lấp ló quả vàng
– Thêm từ ngữ:
– Bớt từ ngữ:
b) Tiếng hát hào hùng với khí thế đoàn quân chiến thắng.
– Thêm từ ngữ:
– Bớt từ ngữ:
Bài 5: Trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa có viết:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan.
Em hiểu hai dòng thơ đầu muốn nói gì? Hai dòng thơ cuối bộc lộ suy nghĩ của bạn nhỏ về mẹ như thế nào? Điều đó cho thấy tình cảm gì của bạn nhỏ?
Bài 6: Hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em như ý nghĩa câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về file word để xem tiếp