Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì
Nhằm đem đến cho các bạn lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2019 – 2020.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích bao gồm 9 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Vật lý lớp 11. Hi vọng với tài liệu này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất của môn Vật lý. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo ra đề thi dành cho các thầy cô giáo. Ngoài ra các bạn lớp 11 tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán, Ngữ văn, Sinh học.
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2019 – 2020
Câu 1. Trong một mạch điện kín có hai nguồn điện E1 = 10V, E2 = 2V, r1 = r2 = 1. nối tiếp, mạch ngoài là biến trở R .Điều chỉnh R công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại là
A. 12,5W
B. 36W
C. 25W
D. 18W
Câu 2. Điều kiện để có dòng điện là
A. có hiệu điện thế.
B. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
C. có điện tích tự do.
D. có nguồn điện.
Câu 3. Trong công tơ điện hiển thị đơn vị là kWh là đơn vị của đại lượng nào sau đây?
A. công
B. thời gian
C. lực
D. công suất
Câu 4. Biết rằng điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1=3W đến R2=10,5 thì hiệu suất của nguồn tăng gấp 2 lần. Điện trở trong của nguồn bằng
A. 7W
B. 8W
C. 6W
D. 9W
Câu 5. Nếu muốn tăng lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì khoảng cách giữa chúng sẽ
A. Giảm đi 16 lần
B. Tăng lên 2 lần
C. Tăng lên 16 lần
D. Giảm đi 2 lần
Câu 6. Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4W thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1= 2,4A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2W nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2= 2A. Giá trị của điện trở R1 bằng
A. 6W
B. 7W
C. 5W
D. 8W
Câu 7. Hiện tượng đoản mạch của dòng điện xảy ra khi
A. nối hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở nhỏ.
B. dùng pin hoặc ắc quy để mắc một mạch điện kín.
C. không mắc cầu chì cho mạch điện kín.
D. sử dụng các dây dẫn ngắn để nối mạch điện.
Câu 8. Trong các dung dịch điện phân điện phân , các ion mang điện tích âm là
A. ion kim loại và bazơ
B. chỉ có gốc bazơ
C, gốc axit và ion kim loại
D. gốc axit và gốc bazơ
Câu 9. Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 10. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích
A. q = 2 q1
B. q = 0
C. q = q1/2
D. q = q1
Câu 11. Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5A. Tính tiền điện cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 900đ/kWh
A. 99000 đồng
B. 9900 đồng
C. 3300 đồng
D. 33000 đồng
Câu 12. Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có hướng như nhau tại mọi điểm.
B. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. có độ lớn giảm dần theo thời gian.
D. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
Câu 13. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
A. 2V
B. 1V
C. 0,5V
D. 5V
Câu 14. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Hãy lựa chọn phát biểu đúng?
A. C không phụ thuộc vào Q và U
B. C tỉ lệ nghịch với U
C. C phụ thuộc vào Q và U
D. C tỉ lệ thuận với Q
Câu 15. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Sau một thời gian, ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì
A. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.
B. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.
C. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.
D. Điện tích của tụ điện không thay đổi.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cách mạ một huy chương Bạc.
A. Dùng huy chương làm catốt.
B. Dùng muối CuS04.
C. Dùng huy chương làm anot.
D. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
Câu 17. Ba điện tích điểm bằng nhau q < 0 đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại
A. một đỉnh của tam giác.
B. không thể triệt tiêu.
C. trung điểm một cạnh của tam giác.
D. tâm của tam giác.
Câu 18. Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 4 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là
A. 6
B. 5
C. 8
D. 4
Câu 19. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4 μC từ A đến B là 6 mJ. Khi đó UAB = ?
A. 1500 V.
B. 2,4 V
C. -1500 V
D. – 2,4 V
Câu 20. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch ngoài được cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN= I.RN
B. UN =
C. UN = I(RN + r)
D. UN = I.r
Câu 21. Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng?
A. Kim loại là chất dẫn điện.
B. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
C. Điện trở suất của kim loại không phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ của dây thay đổi không đáng kể.
Câu 22: Cho mạch điện như hình 1: Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anot bằng đồng và có điện trở R2=3 Ω. Nguồn điện ξ=10 V , r=1 Ω. Các điện trở R1=2 Ω ; R3=6 Ω.
a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và các điện trở.
b) Tính khối lượng đồng bám vào katot sau 32 phút 10 giây.
c) Tính công suất tiêu thụ bình điện phân và hiệu suất của nguồn.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết