Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2019 – 2020, Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm học 2019 – 2020 để tham khảo chuẩn bị tốt
Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2019 – 2020 là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm toàn bộ những đề kiểm tra học kì II của tất cả các môn học, đã được chúng tôi tổng hợp lại và đăng tải tại đây.
Hy vọng rằng với tài liệu này thì các bạn học sinh lớp 12 có thêm thật nhiều tài liệu ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 và đạt được điểm số thật cao. Sau đây, chúng tôi xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo bộ tài liệu này.
Xem Tắt
- 1 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
- 2 Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12
- 3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12
- 4 Đề thi học kì 2 môn Hóa họclớp 12
- 5 Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12
- 6 Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12
- 7 Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
- 8 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
- 9 Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12
- 10 Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.
Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!”
(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: (1,0 điểm). Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì? Việc trích dẫn các ví dụ về những người đã thành công trong văn bản có tác dụng gì?
Câu 3: (0,75 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình”?
Câu 4: (0,75 điểm). Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu?” Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ: Làm thế nào để không bị tụt hậu so với xã hội hiện nay?
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về sự thật ở đằng sau bức ảnh đẹp qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
———Hết———
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12
SỞ GD&DT TRƯỜNG THPT
|
ĐỀ KIỂM TRA HK II (2019 – 2020) MÔN TIẾNG ANH – KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. LISTENING: Listen and choose the best option A, B, C, or D
1. What time does the film begin?
A. at quarter past one B. at half past one
C. at quarter to two D. at quarter to one
2. How will the man travel to London?
A. by coach B. by car
C. by train D. by bike
3. Where’s the sport centre?
A. It’s the second on the left. B. It’s opposite the bank.
C. It’s the first on the right. D. It’s near the bank.
4. What is Sarah’s mother doing?
A. going out B. cooking
C. washing-up D. cleaning the house
5. What luggage is the man taking on holiday?
A. two suitcases and a bag B. two bags and a suitcase
C. two suitcases D. one suitcase and a bag
6. Which photograph does the man like?
A. the photo of him standing on the clifftop
B. the photo of them seating on the beach
C. the photo of them standing on the clifftop
D. the photo of him walking on the beach
7. When and where are they meeting?
A. 07:30 – inside the restaurant
B. 07:00 – outside the restaurant
C. 07:00 – inside the restaurant
D. 07:30 – outside the restaurant
8. What can Chris get for his birthday?
A. some CDs B. a book
C. some music tapes D. clothes
II. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
9: A. visits B. allows C. interferes D. plays
10: A. deal B. spread C. instead D. head
III. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
11: A. reserve B. schedule C. wildlife D. beauty
12: A. epidemic B. dedicate C.advocate D. currency
IV. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer in each of the following questions.
13: The raw sewage needs to be ________ treated.
A. chemically B. chemical C. chemist C. chemistry
14: I’ll lend you the money and you ________ pay me back till next month.
A. needn’t B. mustn’t C. need D. must
15: I don’t think he will ever get ______ the shock of his father’s death.
A. over B. through C. off D. by
16: Never I experienced such a storm since I was a child.
A. had B. have C. did D. was
17. According to FAO, Vietnam is ________ second largest coffee producer in the world after Brazil.
A. the B. a C. an D. Ø
18. Their plans were cancelled _______ of a bad storm.
A. because B. in spite C. instead D. in place
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the most suitable response to complete each of the following exchanges.
19: Hellen: “ Do you enjoy reading novels or comics?”
Jane: “_______________________.”
A. What a pity
B. I enjoy comics a lot more
C. Yes, I do.
D. No, I don’t have any
20: Tom: “What a lovely house that you have!” –
Marry : “ ”
A. I have no idea.
B. Thanks. It is a nice compliment.
C. Nothing special.
D. Yes, of course
V. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part that needs correction in each of the following questions.
21: Today the number (A)of people whom (B)enjoy winter sports is (C)almost double that (D) of twenty years ago.
22: My brother usually ask (A) me for help when (B) he has(C) difficulty with his homework (D).
VI. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.
23: My mom is always bad-tempered when I leave my room untidy.
A.feeling embarrassed B. talking too much
C. very happy and satisfied D. easily annoyed or irritated
24: If you want an apartment in the centre of the city, you have to pay through the nose for it.
A. pay a vey high price
B. pay a reasonable price
C. pay a low price
D. pay a fair price
VII. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.
25: I’m glad that they see eye to eye on the matter of the conference location.
A. disagree B. agree C. regret D. deny
26: Language changes from decade to decade. Many expressions that were fashionable in the 1950s were out of style in the 1960s.
A. out of date B. trendy C. changeable D. up to date
VIII. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions.
27: She heard the news of the death of her mother. She fainted.
A. On hearing the news of her dead mother, she fainted.
B. On hearing the news of her mother’s death, she fainted.
C. She fainted so she heard the news of the death of her mother.
D. She fainted and then she heard the news of the death of her mother.
28: Rather than disturbing the meeting, I left without saying goodbye.
A. I would rather disturb the meeting than leave without saying goodbye.
B. I left without saying goodbye as I didn’t want to disturb the meeting.
C. I disturb the meeting because I said goodbye.
D. The meeting was disturbed as I left saying goodbye.
IX. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
29: “I’m awfully sorry, Carol, but I’ve broken your watch”, said Jim.
A. Jim apologized to Carol to breaking her watch.
B. Jim apologized to Carol to break her watch.
C. Jim apologized to Carol for breaking her watch.
D. Jim apologized for Carol to break her watch.
30: I haven’t met old English teacher since I left school.
A. I didn’t have a chance to meet my old English teacher because I left school.
B. this is the last time I met my old English teacher at shool.
C. I last met my old English teacher when I left school.
D. My old English teacher hasn’t met me since I have left school.
X. Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions from 31 to 35.
Anthropologists have pieced together the little they know about the history of left – handedness and right – handedness from indirect evidence. Though early men and women did not leave written records, they did leave tools, bones, and pictures. Stone Age hand axes and hatchets were made from stones that were carefully chipped away to form sharp cutting edges. In some, the pattern of chipping shows that these tools and weapons were made by right handed people, designed to fit comfortably into a right hand. Other Stone Age implements were made by or for left-handers Prehistoric pictures, painted on the walls of caves, provide further clues to the handedness of ancient people. A right – hander finds it easier to draw faces of people and animals facing toward the left, whereas a left – hander finds it easier to draw faces facing toward the right. Both kinds of faces have been found in ancient painting. On the whole, the evidence seems to indicate that prehistoric people were either ambidextrous or about equally likely to be left or right-handed.
But, in the Bronze Age, the picture changed. The tools and weapons found from that period are mostly made for right – handed use. The predominance of right – handedness among humans today had apparently already been established.
31: What is the main topic of the passage?
A. The purpose of ancient implements
B. The significance of prehistoric cave paintings
C. The development of right – handedness and left – handedness
D. The similarities between the Stone Age and Bronze Age
32: Which of the following helped lead to conclusions about whether Stone Age people preferred one hand to the other?
A. Petrified forms of vegetation B. Patterns of stone chipping
C. Fossilized waste material D. Fossilized footprints
33: In line 6, the word “further” is closest in meaning to which of the following?
A. advanced B. additional C. artistic D. factual
34: According to the passage, a person who is right-handed is more likely to draw people and animals that are facing
A. upward B. downward C. toward the right D. toward the left
35: In line 11, the words “the picture” refer to which of the following?
A. Faces of animals and people
B. People’s view from inside a cave
C. People’s tendency to work with either hand
D. The kinds of paint used on cave walls
WHY DO ANIMALS GO EXTINCT?
Different kinds of animals have appeared and disappeared throughout Earth’s history. Some animals go extinct because the climate (36)_______ they live changes. The climate may become wetter or drier. It may become warmer or cooler. If the animals cannot change, or adapt, to the new climate, they die.
Some animals go extinct because thay cannot (37) _______ with other animals for food. Some animals go extinct because they are killed by enemies. New kinds of animals are always evolving. Evolving means that the animals are changing (38) _______ from generation to generation. Small differences between parents, children, and grandchildren slowly add up over many, many generations. Eventually, a different kind of animal evolves.
Sometimes many of the animals on Earth go extinct at the (39) _______ time. Scientists call this a mass extinction. Scientists think there (40) _______ at least five mass extinctions in Earth’s history. The last mass extinction happened about 65 million years ago. This mass extinction killed off the dinosaurs.
36. A. where B. which C. when D. what
37. A. complete B. find C. compete D. exist
38. A. accidentally B. suddenly C. quickly D. slowly
39. A. same B. similar C. different D. various
40. A. has been B. have been C. will be D. are
Đề thi học kì 2 môn Hóa họclớp 12
SỞ GD&DT TRƯỜNG THPT |
ĐỀ KIỂM TRA HK II (2019 – 2020) MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: cho 3,42 gam nhôm sunfat tác dụng với 25ml dung dịch KOH thu được 0,78 gam kết tủa. nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 2,8M B. 1M C. 1,2M D. 1,4M
Câu 2: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 đ, NH4NO3, CuBr2. số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 3: nhôm không tan trong các chất nào sau đây
A. NH3 B. HCl C. H2SO4 D. HNO3
Câu 4: Hãy chọn phương pháp đúng để điều chế kim loại Ca
A. Điện phân nóng chảy CaCl2
B. Khử CaO bằng H2 ở nhiệt độ cao
C. Nhiệt phân CaCO3 ở nhiệt độ cao
D. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
Câu 5: Dãy các chất tác dụng với HCl là
A. Mg3(PO4)2, ZnS, Ag, Na2SO3, CuS
B. Mg3(PO4)2, ZnS, Na2SO3
C. Mg3(PO4)2, ZnS, CuS, NaHSO4
D. Mg3(PO4)2, NaHSO4, Na2SO3
Câu 6: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu
A. NaCl B. Na2CO3 C. H2SO4 D. HCl
Câu 7: hòa tan 8,1 gam kim loại X bằng dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO. Kim loại X là
A. Fe B. Ca C. Mg D. Al
Câu 8: Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. giá trị của m là
A. 9,85 B. 15,2 C. 19,7 D. 20,4
Câu 9: Hòa tan hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí. Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối
A. 12,78 B. 16,5 C. 10,33 D. 10,9
Câu 10: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na2S và AgNO3
B. NaHSO4 và BaCl2
C. NaHCO3 và CaCl2
D. AlCl3 và NH3
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 12: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.
Câu 13: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 14: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16. B. 5,04. C. 4,32. D. 2,88.
Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO.
C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca
Câu 16: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,44. B. 47,4. C. 30,18. D. 12,96
Câu 17: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Zn, Ag+ B. Ag, Cu2+.
C. Ag, Fe3+. D. Zn, Cu2+.
Câu 18: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 20: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 21: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 22: Nung 96,6g hỗn hợp gồm Al và một oxit Fe đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn, cho chất rắn đó tác dụng với NaOH dư thu được 6,72l khí. Mặt khác, nếu hòa tan chất rắn đó bằng dung dịch HCl dư thì thu được 26,88l khí. Công thức của oxit sắt là.
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Chưa xác định
Câu 23: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 1,344l H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
A. 100% B.85% C. 80% D. 75%
Câu 24: Một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 có khối lượng 26,8g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Chia A làm 2 phần bằng nhau.
– 1/2A tác dụng với NaOH tạo ra khí.
– 1/2A còn lại tác dụng với HCl dư thu được 5,6l khí H2
Tính khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.
A. 5,4g và 11,4g. B. 10,8g và 16g
C. 2,7g và 14,1g D. 7,1g và 9,7g
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO….
|
Kì thi Khảo sát chất lượng học kì II năm học 2019 – 2020 Môn thi: Vật Lí 12 |
Câu 1. Chọn câu đúng. Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì
A. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện. B. tấm kẽm mất dần điện tích dương.
C. điện tích âm của tấm kẽm không đổi. D. Tấm kẽm mất dần điện tích âm.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định, gọi là trạng thái dừng.
B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử chỉ hấp thu mà không phát xạ.
C. Một khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng Em sang trạng thái dừng có mức năng lượng En thì nó sẽ bức xạ (hoặc hấp thu) một phôtôn có năng lượng
e = |Em – En| = hfmn
D. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo đừng.
Câu 3. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng có. a = 2mm, D = 4m. Nguồn phát ánh sáng đơn sắc. Quan sát được 9 vân sáng trên màn, khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 7,2mm. Bước sóng của ánh sáng làm thí nghiệm là
A. 0,4µm . B. 0,62µm . C. 0,45µm . D. 0,75µm .
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo gồm Z nơtron và A prôton.
B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo gồm Z prôton và A nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo gồm Z nơtron và (A + Z) prôton.
D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo gồm Z prôton và (A – Z) nơtron.
Câu 5. Gọi r0 là bán kính quỹ đạo dừng thứ 1 nhất của nguyên tử hiđro. Khi bị kích thích nguyên tử hiđro không thể có quỹ đạo:
A. 2r0 B. 4r0 C. 16r0 D. 9r0
Câu 6. Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5µF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin2000t(A). Biểu thức điện tích trên tụ là
A. q = 2.10-5sin(2000t – p/2)(A). B. q = 2,5.10-5sin(2000t – p/4)(A).
C. q = 2,5.10-5sin(2000t – p/2)(A). D. q = 2.10-5sin(2000t – p/4)(A).
Câu 7. Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C=5μF. Sau khi kích thích cho hệ dao động, điện tích trên bản tụ biên thiên theo quy luật (C). . Lấy =10. Độ tự cảm của cuộn dây là
A. 60mH. B. 50mH. C. 10mH D. 20mH.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
B. Chiết suất của một môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn.
B. Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần thiết phải cung cấp để tách các nuclôn.
C. Năng lượng liên kết là toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 10. Chọn phát biểu sai với nội dung hai giả thuyết của Bo?
A. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của nguyên tử có giá trị khác nhau.
B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ hay hấp thụ năng lượng.
C. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó ở trạng thái dừng.
D. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra phôtôn.
Câu 11. Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu lục. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng:
A. màu cam. B. màu chàm. C. màu lam. D. màu tím.
Câu 12. Chọn câu đúng. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thuỷ tinh thì
A. chỉ đổi màu mà không bị lệch. B. chỉ bị lệch mà không đổi màu.
C. không bị lệch và không đổi màu. D. vừa bị lệch, vừa đổi màu.
Câu 13. Từ cách biểu diến nguyên tử Liti . Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử Li?
A. Li nằm ở ô thứ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
B. Nguyên tử Li có 6 êlectron.
C. Hạt nhân nguyên tử Li có 3 prôtôn và 3 nơtron.
D. Hạt nhân nguyên tử Li có 6 nuclôn.
Câu 14. Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
A. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Cùng bản chất là sóng điện từ.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh.
Câu 15. Giới hạn quang điện của canxi là thì công thoát êlectron ra khỏi bề mặt canxi là bao nhiêu? (cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108m/s )
A. 4,42.10-19J. B. 2,05.10-19J. C. 3,32.10-19J. D. 4,65.10-19J.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lý.
B. Tia tử ngoại không có khả năng đâm xuyên.
C. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
Câu 17. Chọn phát biểu đúng?
A. Ánh sáng chỉ có tính chất sóng thể hiện ở hiện tượng quang điện.
B. Ánh sáng có tính chất sóng.
C. Ánh sáng có cả tính chất sóng và hạt, gọi là lưỡng tính sóng – hạt.
D. Ánh sáng có tính chất hạt.
Câu 18. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân là
A. i = 6,0 mm; B. i = 0,6 mm. C. i = 4,0 mm; D. i = 0,4 mm;
Câu 19. Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hoà theo thời gian
A. luôn ngược pha nhau. B. với cùng biên độ
C. luôn cùng pha nhau. D. với cùng tần số.
Câu 20. Biết rằng tia α chính là các hạt nhân nguyên tử . Cho khối lượng của các hạt . Năng lượng liên kết riêng của hạt là
A. 0,0076256 MeV/nuclôn. B. 28,3955 MeV/nuclôn.
C. 7,0988MeV/nuclôn. D. 0,0305 MeV/nuclôn.
Câu 21. Để hai sóng cùng tần số truyền theo một chiều giao thoa được với nhau, thì chúng phải có điều kiện nào sau đây?
A. Cùng biên độ và ngược pha.
B. Cùng biên độ và cùng pha.
C. Cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. Hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 22. Hạt nhân được tạo bởi :
A. Proton, nuclon và notron C. proton và electron
B. nuclon và electron D. proton và nuclon
Câu 23. Hạt nhân có cấu tạo gồm:
A. 92 proton và 143 Notron C. 143 proton và 92 nơtron
B. 92 proton và 235 Notron D. 92 proton và 143 Nuclon
Câu 24. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?
A. Số nơtron N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z.
B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân.
C. Hạt nhân trung hoà về điện.
D. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn.
Câu 25. Chọn phát biểu đúng. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là
A. Tác dụng nhiệt. B. được quang điện.
C. Tác dụng hoá học (làm đen phim ảnh). D. Tác dụng quang học.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Trường:……………………………….. Năm học: 2019 – 2020 |
ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC Sinh 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể sinh vật cần có để duy trì và phát triển được gọi là
A. kích thước trung bình của quần thể.
B. kích thước tối đa của quần thể.
C. mật độ tối thiểu của quần thể.
D. kích thước tối thiểu của quần thể.
Câu 2: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Ao nuôi tôm. B. Rừng trồng. C. Đồng ruộng. D. Rừng nhiệt đới.
Câu 3: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa là
A. biến dị cá thể. B. đột biến gen.
C. thường biến. D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 4: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Canađa cứ 9 – 2 năm lại biến động một lần. Đây là ví dụ minh họa cho kiểu biến động theo chu kì
A. mùa. B. năm. C. tuần trăng. D. nhiều năm.
Câu 5: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định được gọi là
A. hệ sinh thái. B. quần xã. C. sinh quyển. D. khu sinh học.
Câu 6: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen di hợp tử?
A. Cách li. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến
Câu 7: Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái?
A. Thực vật. B. Nấm. C. Vi khuẩn. D. Động vật.
Câu 8: Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các đại theo thứ tự từ xưa đến nay là
A. Nguyên sinh → Cổ sinh → Thái cổ → Trung sinh → Tân sinh.
B. Thái cổ – Nguyên sinh → Cổ sinh Trung sinh – Tân sinh.
C. Thái cổ → Cổ sinh Trung sinh Nguyên sinh Tân sinh.
D. Nguyên sinh Thái cổ → Cổ sinh Trung sinh – Tân sinh.
Câu 9: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. giới hạn sinh thái. B. nơi ở của sinh vật.
C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu.
Câu 10: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành
A. lớp mới. B. loài mới. C. họ mới. D. bộ mới.
Câu 11: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm phát sinh các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối. D. Đột biển gen.
Câu 12: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các cơ chế cách li.
C. Quá trình đột biến. D. Quá trình giao phối.
Câu 13: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật do có số lượng nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh được gọi là
A. loài thứ yếu. B. loài ngẫu nhiên.
C. loài ưu thế. D. loài chủ chốt.
Câu 14: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở
A. thực vật. B. nấm. C. vi khuẩn. D. động vật.
Câu 15: Những cơ quan ở các loài khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau, được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên được gọi là cơ quan
A. thoái hóa. B. giải phẫu. C. tương đồng. D. tương tự.
Câu 16: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở kỉ
A. Triat. B. Krêta. C. Đệ tam. D. Đệ tứ.
Câu 17: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật phân giải.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của quần thể giao phối?
A. Độ đa dạng về loài. B. Mật độ cá thể.
C. Ti lệ các nhóm tuổi. D. Ti lệ giới tính.
Câu 19: Kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là
A. ngẫu nhiên. B. theo nhóm. C. đồng đều. D. phân tầng.
Câu 20: Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
I. Các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung bộ mã di truyền.
II. Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
III. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cầu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
IV. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
V. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bảo.
A. II, IV, V. B. I, III, IV. C. II, III, V. D. I, II, V.
Câu 21: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cộng sinh trong quần xã sinh vật?
A. Thỏ và hổ.
B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Sán lá và lợn.
Câu 22: Giả sử quần thể sinh vật không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa và không xảy ra sự phát tán cá thể. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể thì theo lí thuyết, kích thước quần thể sẽ tăng khi
A. b ≠0, d≠0. B. b = d = 0. C. b> d. D. b<d.
Câu 23: Trong quan hệ cùng loài, hiện tượng liên rế giữa hai cây thông nhựa mọc gần nhau là ví dụ minh họa về mối quan hệ
A. ức chế – cảm nhiễm. B. cạnh tranh. C. hỗ trợ. D. hội sinh.
Câu 24: Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. ít nhất có một loài bị hại. B. không có loài nào có lợi.
C. không có loài bị hại. D. tất cả các loài đều bị hại.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến hình thành một quần xã sinh vật ổn định.
B. Trong diễn thế sinh thái, có sự thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
C. Một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã sinh vật.
D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có quần xã sinh vật.
Câu 26: Theo quan niệm hiện đại về quá trình tiến hóa sự sống trên Trái Đất, sinh vật đa bào được hình thành ở giai đoạn
A. tiến hóa hóa học.
B. tiến hóa tiền sinh học.
C. tiến hóa tiền hóa học.
D. tiến hóa sinh học.
Câu 27: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa – chuột → rắn → diều hâu.
B. Bắp – rắn –→ châu chấu → ếch.
C. Bắp – ếch → rắn → châu chấu.
D. Lúa – diều hậu → chuột → rắn.
Câu 28: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Trùng roi và mối.
C. Chim sáo và trâu rừng. D. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
Câu 29: Năm 1953, Milơ và Urây đã thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ đơn giản. Kết quả thí nghiệm chứng minh
A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.
B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy bằng con đường tổng hợp sinh học.
D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?
A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước có thể bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích là một loài sinh vật trong hệ sinh thái.
C. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật.
Câu 31: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quân thế sinh vật?
I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng về sự phân tầng trong quần xã sinh vật?
A. Tất cả quần xã sinh vật trong hệ sinh thái dưới nước đều có cấu trúc phân tầng giống nhau.
B. Sự phân tầng giúp mở rộng ổ sinh thái của tất cả các loài trong quần xã sinh vật.
C. Các quần xã sinh vật trong các hệ sinh thái trên cạn đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
D. Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
Câu 33: Giả sử loài sinh vật F có giới hạn về nhiệt độ từ 20°C đến 35°C, giới hạn về độ ẩm từ 74% đến 96%. Theo lí thuyết, loài F có thể sống trong môi trường có giới hạn về nhiệt độ và độ ẩm lần lượt là
A. 12°C đến 30°C; 90% đến 98%.
B. 25°C đến 30°C; 85% đến 95%.
C. 25°C đến 44°C; 85% đến 99%.
D. 2°C đến 30°C; 73% đến 95%.
Câu 34: Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim cồng cộc trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích 5000 ha: vào năm thứ nhất, mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; đến năm thứ hai, tổng số cá thể của quần thể là 1350. Biết rằng, không có sự phát tán cá thể và tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng về quần thể này?
I. Ti lệ sinh sản trong quần thể là 2%.
II. Kích thước của quần thể ở năm thứ nhất là 1200 cá thể.
III. Mật độ cá thể của quần thể vào năm thứ hai là 0,25 cá thể/ha.
IV. Tổng số cá thể trong quần thể vào năm thứ ba chắc chắn là 1450.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây sai về hệ sinh thái?
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng kém hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái là hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định theo thời gian.
C. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái chỉ được thực hiện trong phạm vi quân xã sinh vật.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
Câu 36: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thế sinh vật qua 5 thế hệ liên tiếp, thu được kết quả như sau:
Thành phần kiểu gen | Thế hệ F1 | Thế hệ F2 | Thế hệ F3 | Thế hệ F4 | Thế hệ F5 |
AA | 0,64 | 0,64 | 0,4 | 0,25 | 0,25 |
Aa | 0,32 | 0,32 | 0,2 | 0,5 | 0,5 |
aa | 0,04 | 0,04 | 0,4 | 0,25 | 0,25 |
Theo lí thuyết, quần thể trên có thể đang chịu tác động của nhân tố tiền hóa nào sau đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến gen.
Câu 37: Trong một hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, nhóm sinh vật thường có tổng sinh khối lớn nhất là
A. động vật ăn thịt. B. sinh vật sản suất.
C. động vật ăn thực vật. D. sinh vật phân giải.
Câu 38: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của răn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi phân tích lưới thức ăn này?
I. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
III. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt sẽ gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc thích ứng với môi trường sống mới và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. hội sinh. B. ức chế – cảm nhiễm.
C. cạnh tranh khác loài. D. động vật ăn thịt và con mồi.
Câu 40: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M, sau đó quần thể phát triển mạnh, một nhóm cá thể phát tán sang loài cây N, những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ minh họa về hình thành loài mới bằng
A. lai xa và đa bội hóa. B. tự đa bội.
C. cách li sinh thái. D. cách li địa lí.
Đáp án đề thi
1-D | 2-D | 3-A | 4-D | 5-B | 6-C | 7-D | 8-B | 9-A | 10-B |
11-D | 12-A | 13-C | 14-A | 15-C | 16-D | 17-B | 18-A | 19-B | 20-B |
21-B | 22-C | 23-C | 24-C | 25-A | 26-D | 27-A | 28-D | 29-D | 30-C |
31-A | 32-D | 33-B | 34-A | 35-C | 36-A | 37-B | 38-B | 39-C | 40-C |
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ….…..
|
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi : ĐỊA LÍ- LỚP 12 Thời gian làm bài: …. phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Việt Nam, trang 19. Hãy cho biết tỉnh nào sau dây có diện tích cây trồng hằng năm, lâu năm lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?.
A. Gia Lai. B. Lâm Đồng. C. Đắklắk. D. Đắk Nông.
Câu 2: Dựa vào Atlat trang 25, cho biết độ chênh lệch giữa số lượt khách du lịch nội địa và số lượt khách du lịch quốc tế ở nước ta, năm 2005 là:
A. 9.1 triệu lượt khách. B. 11.2 triệu lượt khách.
C. 11.5 triệu lượt khách. D. 12.5 triệu lượt khách.
Câu 3: Đặc điểm nào tạo ra sự khác biệt giữa Khu công nghiệp tập trung và Trung tâm công nghiệp ở nước ta?.
A. Phân bố nơi có vị trí địa lí thuận lợi. B. Có ranh giới địa lí rõ ràng.
C. Có các Dịch vụ hỗ trợ sản xuất. D. Có nhiều xí nghiệp, nhà máy.
Câu 4: Tọa độ địa lí điểm cực Tây trên đất liền nước ta là:
A. 109002’ Đ. B. 120009’ Đ. C. 102009’ Đ. D. 120002’ Đ.
Câu 5: Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài là:
A. 1267 Km. B. 1726 Km. C. 1672 Km. D. 1762 Km.
Câu 6: Năm 2005, sản lượng khai thác hải sản nước ta đạt:
A. 1.719.000 tấn. B. 1.791.000 tấn. C. 1.971.000 tấn. D. 2.791.000 tấn.
Câu 7: Năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất đạt 73.5 % là chỉ số phản ánh cơ cấu giá trị sản xuất của ngành, nhóm ngành nào trong nông nghiệp nước ta?.
A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi. C. Lương thực. D. Cây Công nghiệp.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây phản ánh tính chất của nền nông nghiệp hàng hóa?.
A. Tự cung tứ cấp. B. Quy mô sản xuất nhỏ.
C. Tạo ra nhiều lợi nhuận. D. Sản xuất thủ công.
Câu 9: Cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản.
B. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và nông, lâm , thủy sản.
C. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ, công nghiệp – xây dựng.
D. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ và nông, lâm, thủy sản.
Câu 10: Dựa vào Atlat Việt Nam, trang 22. Hãy cho biết tỷ trọng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước từ năm 2000 – 2007, đã tăng lên bao nhiêu %?
A. Tăng 1.1 %. B. Tăng 1%. C. Tăng 0.9 %. D. Tăng 1.2%.
Câu 11: Loại đất nào chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long?.
A. Đất phù sa nước ngọt. B. Đất nhiễm mặn.
C. Đất pha cát. D. Đất phèn.
Câu 12: Dựa vào Atlat Việt Nam, trang 24. Hãy cho biết tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta năm 2007 là bao nhiêu?.
A. 110.4 tỷ USD. B. 62.9 tỷ USD.
C. 69.2 tỷ USD. D. 111.4 tỷ USD.
Câu 13: Nhóm ngành được xem là thế mạnh trong công nghiệp chế biến của vùng Tây Nguyên là:
A. Khai thác, chế biến thủy hải sản. B. Chế biến lâm sản, cây công nghiệp.
C. Công nghiệp điện tử – tin học. D. Chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 14: Về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho đất ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn, chua phèn là:
A. Gần 2/4 diện tích đất. B. 2/4 diện tích đất.
C. Gần 2/3 diện tích đất. D. 2/3 diện tích đất.
Câu 15: Thế mạnh nổi bật về ngành chăn nuôi của Trung Du – MN. Bắc Bộ so với cả nước là chăn nuôi:
A. Gia cầm. B. Lợn. C. Bò. D. Trâu.
Câu 16: Khí tự nhiên ở nước ta chủ yếu được khai thác từ các mỏ:
A. Lan Tây, Lan Đỏ. B. Hồng Ngọc, Rồng.
C. Lan Đỏ, Đại Hùng. D. Lan Tây, Bạch Hổ.
Câu 17: Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên thuộc tỉnh nào ở vùng Trung Du – MN. Bắc Bộ?.
A. Lạng Sơn. B. Hà Giang. C. Bắc Cạn. D. Cao Bằng.
Câu 18: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta?.
A. 3 – 4 cơn bão. B. 7 – 8 cơn bão.
C. 2 – 3 cơn bão. D. 4 – 5 cơn bão.
Câu 19: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất hiện nay ở nước ta là nhà máy nào?.
A. Sơn la. B. Thác Bà. C. Yaly. D. Hòa Bình.
Câu 20: Việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, cần tránh tổn hại đến ngành nào của vùng? (ngành được xem là có nhiều tiềm năng)
A. Ngành công nghiệp. B. Ngành thủy sản.
C. Ngành du lịch. D. Ngành nông nghiệp.
Câu 21: Đèo Ngang là địa danh nơi tiếp xúc giữa các tỉnh nào sau đây?.
A. Quảng Bình – Quảng Trị. B. Nghệ An – Hà Tĩnh.
C. Hà Tĩnh – Quảng Bình. D. Huế – Đà Nẵng.
Câu 22: Quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta
A. TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
B. TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa
C. TP. Đà Nẵng và tỉnh Bình Định.
D. Tỉnh Khánh Hòa và TP. Đà Nẵng.
Câu 23: Vùng, khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta là:
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nam Trung Bộ.
Câu 24: Thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian là một điểm nổi bật trong phát triển kinh tế của vùng nào?.
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du – MN. Bắc Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng.
Câu 25: Dựa vào trang 11, At lát địa lí Việt Nam. Hãy xác định khu vực có đất nhiễm mặn lớn nhất ở nước ta.
A. Ven biển Nam Trung Bộ. B. Ven biển đồng bằng Nam Bộ.
C. Ven biển Thái Bình – Hải Phòng. D. Ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu 26: Đồi núi có độ cao từ 1000m đến 2000m, chiếm bao nhiêu % diện tích cả nước?.
A. 42 %. B. 14 %. C. 1%. D. 85%.
Câu 27: Năm 2005, nhóm hàng nào có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta?.
A. Hàng nông, lâm, thủy sản.
B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
C. Hàng điện tử – tin học.
D. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
Câu 28: Hiện nay việc khai thác nguồn lợi thủy hải sản ở vùng biển nước ta cần:
A. Cấm khai thác, đánh bắt ven bờ.
B. Cấm khai thác các loài có giá trị kinh tế cao.
C. Tránh đầu tư phương tiện, kỹ thuật đánh bắt xa bờ.
D. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các loài có giá trị kinh tế cao.
Câu 29: Vùng biển tính từ đường cơ sở ra ngoài khơi xa 12 hải lí, được gọi là gì?.
A. Vùng tiếp Giáp lãnh hải. B. Vùng Đặc quyền kinh tế.
C. Vùng Nội thủy. D. Vùng Lãnh hải.
Câu 30: Một trong những đặc điểm nổi bật của lao động nước ta là:
A. Đầy đủ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề.
B. Mức gia tăng nguồn lao động hàng năm thấp.
C. Phần lớn nhân công tham gia lao động trong Công nghiệp – Xây dựng.
D. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
Câu 31: Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là
A. Crôm. B. Sắt.
C. Mangan. D. Bôxit.
Câu 32: Quốc gia nào sau đây không thuộc thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta.
A. Hàn Quốc. B. Hoa Kì. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.
Câu 33: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm thiên nhiên Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ?.
A. Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ.
B. Bờ biển khúc khuỷu thềm lục địa hẹp và sâu.
C. Thiên nhiên trù phú, màu mỡ, xanh tươi.
D. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
Câu 34: Loại cây công nghiệp ngắn ngày chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày của Đông Nam Bộ là các loại cây:
A. Mía và đậu tương. B. Mía và sắn.
C. Lạc và Mía. D. Đậu tương và lạc.
Câu 35: Mỏ khoáng sản tự nhiên nào sâu đây không được xem là mỏ khí đốt tự nhiên?.
A. Tiền Hải. B. Lan Tây. C. Rạng Đông. D. Lan đỏ.
Câu 36: Bản chất của gió phơn Tây Nam (gió Lào) là:
A. Lạnh và khô hanh. B. Khô và nóng.
C. Lạnh mưa và phùn. D. Nóng ẩm mưa nhiều.
Câu 37: Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?.
A. Tây Bắc. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 38: Cho bảng số liệu sau đây:
(đv: tỉ đồng)
Thành phần kinh tế | 1996 | 2005 |
Nhà nước | 74 161 | 249 085 |
Ngoài nhà nước | 35 682 | 308 854 |
Đầu tư nước ngoài | 39 589 | 433 110 |
Tổng | 149 432 | 991 039 |
Hãy chọn biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005
A. Cột ghép. B. Cột chồng. C. Hình tròn. D. Miền.
Câu 39: Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra điều gì cho vùng Trung Du – MN. Bắc Bộ?.
A. Tạo điều kiện để phát triển mạnh Du lịch của vùng.
B. Giải quyết công ăn, việc làm cho phần lớn lao động.
C. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
Câu 40: Ở Tây nguyên, do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400 – 500m có khí hậu khá nóng. Vậy các cao nguyên có độ cao bao nhiêu sẽ có khí hậu mát mẻ?.
A. Trên 7000m. B. Trên 800m. C. Trên 900m. D. Trên 1000m.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
1-C | 2-D | 3-B | 4-C | 5-B | 6-B | 7-A | 8-C | 9-A | 10-A |
11-D | 12-D | 13-B | 14-C | 15-D | 16-A | 17-D | 18-A | 19-A | 20-C |
21-C | 22-B | 23-B | 24-A | 25-B | 26-B | 27-B | 28-D | 29-D | 30-D |
31-D | 32-A | 33-C | 34-A | 35-C | 36-B | 37-A | 38-C | 39-C | 40-D |
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
1. Phần câu hỏi trắc nghiệm (7đ)
Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất.
B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở VN.
D. Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
A. Công hội (bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.
C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.
D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc.
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxay.
B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
Câu 4: Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành
A. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D. dẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
Câu 5. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh
1. Tổ chức hiệp ước Vacsava.
2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.
3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương.
4. Kế hoạch Macsan ra đời.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 1,2,3,4 B. 4,2,3,1
C. 4,3,2,1 D. 1,3,2,4
Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là
A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi.
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
D. tạo ra công cụ sản xuất mới.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá?
A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp.
B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội.
C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước.
D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn.
Câu 8: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.
C.Hòa với Trung hoa Dân quốc để đánh Pháp.
D. Đánh Pháp, Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập.
Câu 9: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. thành lập “Nha bình dân học vụ”.
B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”.
D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước.
Câu 10: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật.
Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh?
A. Quân Anh, quân Mĩ
B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc
C. Quân Anh, quân Pháp
D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh
Câu 12. Nội dung thứ hai của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946 mà Chính phủ ta kí
với Pháp là gì?
A. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
C. Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam.
D. Tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức.
Câu 13: Theo thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu sẽ do quân đội nước nào chiếm đóng?
A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Liên Xô, Nga – Nhật.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Mĩ, Liên Xô, Nga.
Câu 14: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu được xem là
A. sự sụp đổ của những cải cách nửa vời.
B. sự sụp đổ của chế độ XHCN.
C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
D. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.
Câu 15: Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc chiến tranh lạnh là
A. sự ra đời của “Kế hoạch Macsan”.
B. sự ra đời của “Học thuyết Truman”.
C. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vacsava.
Câu 16: Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hoá là gì?
A. Gia tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp về tư tưởng.
B. Gia tăng khoảng cách giàu ngèo.
C. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
D. Gia tăng dân số.
Câu 17: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ trào cách mạng 1930- 1931?
A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
Câu 18: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là
A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.
B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.
D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Câu 19: Vì sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.
B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.
D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
Câu 20: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào?
A. Đội cứu quốc dân.
B. Việt Nam độc lập Đồng minh.
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 21: Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của ta được đặt ở đâu?
A. Vũ Lăng – Đình Bảng, Bắc Sơn
B. Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng.
C. Phay Khắt – Nà Ngần, Tuyên Quang.
D. Chợ Rạng – Đô Lương, Nghệ An.
Câu 22: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là
A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.
C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 23: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:
A.Toàn dân, toàn diện.
B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.
D.Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
Câu 24: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
Câu 25: Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1936 – 1939?
A. Chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng trưởng thành.
B. Cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng tám sau này.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu.
D. Một bộ phận cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai.
Câu 26: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Xây dựng chính quyền cách mạng
B. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
C. Giải quyết nạ ngoại xâm và nội phản
D. Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Câu 27: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. thành lập “Nha bình dân học vụ”.
B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”.
D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước.
Câu 28: Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào?
A. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương.
C. Gửi tối hậu thư đòi ta trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ.
II. Phần câu hỏi tự luận (3đ)
Em hãy phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thành công của cuộc cách mạng? lí giải tại sao?
3. Đáp án
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | B | D | B | A | B | B | A | C | D | A | D | A | A | D |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | B | B | C | B | D | B | B | C | B | A | B | D | D | C |
II. Phần tự luận
Đáp án | Thang điểm |
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945:- Nguyên nhân chủ quan: + DTVN vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. + Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Chủ tịch HCM đứng đầu (đã đề ra đường lối lãnh đạo CM đúng đắn dựa trên cơ sở CNM-Lê nin vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN) + Nhờ quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh, chớp đúng thời cơ, sự nhất trí đồng lòng và quyết tâm giành độc lập tự do của nhân dân ta. – Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của LX và quân đồng minh tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi. * Vận dụng: – Nguyên nhân chủ quan là quan trọng nhất, trong nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân thứ 2: Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Chủ tịch HCM đứng đầu là nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của cách mạng. – Vì: + Những nguyên nhân chủ quan còn lại, trong bất cứ cuộc đấu tranh nào của nhân dân ta trước đó đều có, nhưng nguyên nhân thất bại chung của các phong trào đấu tranh đều do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn. + Từ khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo, qua các cuộc tập dượt của các cao trào cách mạng. + Việc vận dụng và kết hợp sáng tạo chue nghĩa Mac-Lênin vào hoàn cảnh thực tế của nước ta, chứng tỏ sự nhìn nhận đúng đắn con đường và sách lược cứu nước của Hồ Chí Minh. |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12
Trường:……………………………….. Năm học: 2019 – 2020 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12 Môn: GDCG Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Công dân thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là thể hiện bản chất
A. dân chủ và tiến bộ của Nhà nước. B. tiến bộ và văn minh của Nhà nước.
C. dân chủ và văn minh của Nhà nước. D. nhân văn và tiến bộ của Nhà nước.
Câu 2: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.
B. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.
C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.
Câu 3: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sao đây là đúng với quy định của pháp luật?
A. Trực tiếp viết phiếu bầu và gửi qua đường bưu điện.
B. Trực tiếp viết phiếu bầu cử và đi bỏ phiếu.
C. Ân cầm phiếu của cả gia đình đi bỏ phiếu.
D. Không trực tiếp viết phiếu bầu nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.
Câu 4: Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh A đã thực hiện điều gì?
A. Quyền hoạt động khoa học. B. Quyền phê bình văn học.
C. Quyền tác giả. D. Quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 5: Theo Luật Bảo Hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện quyền
A. được tham gia của trẻ em B. sống còn của trẻ em
C. bình đẳng của trẻ em D. được phát triển của trẻ em
Câu 6: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.
C. Những người đại diện cho pháp luật.
D. Bất kì ai cũng có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân.
Câu 7: Sau cuộc trao đổi nội bộ về Đề án giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy lợi, lãnh đạo xã X đã quyết định thực hiện ngay đề án. Việc làm này đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Được thông báo để biết và thực hiện
B. Biểu quyết công khai
C. Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định
D. Giám sát các hoạt động của chính quyền
Câu 8: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chữi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Gữi đơn khiếu nại đến Ủy bạn nhân dân thị trấn X.
B. Gữi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.
C. Bỏ việc ở cữa hàng này, xin làm ở cữa hàng khác.
D. Gữi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.
Câu 9: Cung là khối lượng hàng hoá, ……… hiện có trên thị trường và ………… thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức ……… , khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
A. … sản phẩm … cất trữ … giá thành …
B. … dịch vụ … chuẩn bị đưa ra … giá cả …
C. … tiền tệ … trên … giá trị …
D. … dịch vụ … lưu thông … giá trị …
Câu 10: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào
A. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.
B. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.
C. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
D. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.
Câu 11: Công dân được sống trong một môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về vật chất, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là nôi dung thuộc quyền nào của công dân?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Quyền được học tập. D. Quyền được phát triển.
Câu 12: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trịsử dụng. B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng. D. Giá trị, giá trị sử dụng.
Câu 13: Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế máy làm giá đỗ.
B. Bạn A thưởng thức ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang.
C. Chị C sản xuất máy gặt lúa theo sánh chế anh A.
D. Bạn B học tập tìm hiểu tác phẩm của nhà văn Nam Cao.
Câu 15: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có ý nghĩa gì?
A. Tránh mọi hành vi lạm dụng về quyền hạn của cán bộ, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ.
B. Tránh mọi trường họp bị người khác tấn công.
C. Tránh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
D. Tránh mọi sự tranh chấp về chỗ ở.
Câu 16: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập thể hiện điều gì?
A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Chủ trương phát triển giáo dục.
C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Bất bình đẳng trong giáo dục.
Câu 17: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T đã lén xem một số người hàng xóm bầu cho mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín B. Bình đẳng C. Phổ thông D. Trực tiếp
Câu 18: Giá trị của hàng hóa là gì?
A. Lao động của người sản xuất hàng hóa.
B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
C. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
D. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
Câu 19: Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Điều này thể hiện tư tưởng
A. coi nhẹ nhân tài. B. trọng dụng nhân tài.
C. phát triển nhân tài D. tìm kiếm nhân tài.
Câu 20: Chị D bị buộc tội thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị D cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bào vệ mình?
A. Quyền bình đẳng. B. Quyền tố cáo.
C. Quyền dân chủ. D. Quyền khiếu nại.
Câu 21: Sản xuất của cải vật chất là
A. sự tác động của con người vào khoa học, kĩ thuật để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
B. sự tác động của con người vào xã hội để tạo ra các sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
C. sự tác động của con người vào môi trường để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
D. sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
Câu 22: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá công cộng ở mọi nơi, là nội dung quyền được
A. hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ dể phát triển toàn diện.
B. hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu.
C. khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. bảo hộ bồi dưỡng đẻ phát triển tài năng.
Câu 23: Cung hàng hóa, dịch vụ sẽ phụ thuộc vào khả năng gì?
A. Khả năng dự báo tình hình thị trường.
B. Khả năng nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Khả năng sản xuất và chi phí sản xuất.
D. Khả năng tăng giảm của mức giá cả.
Câu 24: Chị P bị Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện kỉ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị muốn gửi đơn khiếu nại. Theo em, chị P phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng quy định phát luật?
A. Chủ tịch tỉnh. B. Chủ tịch huyện.
C. Liên đoàn lao động huyện. D. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
Câu 25: Khi nhìn kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm để ăn trộm, em cần làm gì cho phù hợp?
A. Xông vào nhà hàng xóm để bắt kẻ gian.
B. Để đến ngày hôm sau sẽ kể lại sự việc cho nhà hàng xóm đó.
C. Thông báo ngay cho chủ nhà hoặc Công an xã.
D. Lờ đi coi như không nhìn thấy.
Câu 26: Nghi ngờ con bà P lấy trộm hoa quả trong vườn, bà K chửi bà P không biết dạy con và còn bịa đặt, nói xấy bà P. Bà K đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 27: Quyền học tập của công dân dược quy định trong
A. chỉ thị, Nghị quyết cuẩ Bộ Giáo dục và đào tạo.
B. thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục – Đào tạo.
C. nội quy nhà trường, lớp học.
D. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm phát luật khác.
Câu 28: Khi đi chơi đêm về, P và Q phát hiện một nhóm thanh niên đang cắt trộm đường dây cáp đồng dưới lòng đất, P ở lại canh chừng còn Q nhanh chóng đi báo với công an địa phương. Trong trường hợp này, P và Q đã thực hiện quyền gì của công dân?
A. Khiếu nại B. Bầu cử và ứng cử
C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội D. Tố cáo
Câu 29: Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Góp ý kiến với Ủy ban xã về việc quy hoạch rừng của xã.
B. Tham gia giá sát, kiểm tra việc làm đường của thôn.
C. Kiến nghị với Ủy ban xã về bảo vệ tài nguyên rừng.
D. Tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
Câu 30: Ông T quyết đinh cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm quyền
A. được phát triển năng khiếu của trẻ em B. được phát triển của trẻ em
C. tự do của trẻ em D. học tập của trẻ em
Câu 31: Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do
A. góp ý. B. thảo luận. C. ngôn luận. D. tranh luận.
Câu 32: M nợ H một số tiền lớn từ lâu, H đã đòi nhiều lần nhưng M không chịu trả. Một lần vợ của M đi bán hàng ngang qua nhà, H đã giữ vợ M ở lại nhà mình (không có bất kì hành vi nào xâm phạm đến vợ anh ta) để buộc M phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, M đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
Câu 33: Quyền tố cáo của công dân được hiểu là công dân
A. có quyền báo cho Ủy ban nhân dân nơi mình cư trú về hành vi vi phạm pháp luật mà mình được biết.
B. có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
C. chỉ có quyền báo cho công an về hành vi vi phạm pháp luật mà mình được biết.
D. có quyền báo cho bất kì cơ quan Nhà nước nào về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan tổ chức cá nhân nào.
Câu 34: Nhà xuất bản A đã thực hiện ký kết hợp đồng bản quyền tác giả với ông B và tiến
hành xuất bản. Nhà xuất bản A đã thực hiện quyền
A. được phát triển của công dân. B. sáng tạo của công dân.
C. được sáng tác của công dân. D. học tập của công dân.
Câu 35: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Sau khi vô tình biết được mật khẩu wifi của nhà hàng xóm, X đã truy cập và sử dụng hằng ngày.
B. Mở máy tính thấy tài khoản gmail của ai đó vẫn chưa đăng xuất, B đã đăng xuất trước khi truy cập vào tài khoản gmail của mình.
C. Công ty thám tử A sử dụng phần mềm X để truy cập nhằm nghe lén, theo dõi máy điện thoại của một số người theo yêu cầu của khách hàng.
D. A kể cho B nghe về nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa A và C trước đó.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền sở hữu công nghiệp.
B. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
C. Quyền tác giả.
D. Quyền phát triển cá nhân.
Câu 37: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện quyền
A. học không hạn chế của công dân B. bình đẳng về cơ hội học tập
C. học thường xuyên, học suốt đời D. học bất cứ ngành, nghề nào
Câu 38: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là
A. Tư liệu sản xuất. B. Đối tượng lao động.
C. Sức lao động. D. Công cụ lao động.
Câu 39: Công dân được thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân ở trung ương và địa phương do mình bầu ra, bằng quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
B. Các quyền tự do của công dân
C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 40: Để may một cái áo A may hết 3 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 6 giờ. B. 4 giờ. C. 3 giờ. D. 5 giờ.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
1-A | 2-A | 3-B | 4-C | 5-D | 6-A | 7-C | 8-D | 9-B | 10-D |
11-D | 12-D | 13-C | 14-A | 15-A | 16-A | 17-A | 18-C | 19-B | 20-D |
21-D | 22-A | 23-C | 24-B | 25-C | 26-A | 27-D | 28-D | 29-C | 30-D |
31-C | 32-A | 33-B | 34-B | 35-C | 36-D | 37-C | 38-C | 39-C | 40-D |
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 12
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Một nguồn điện ba pha có ghi kí hiệu sau 220V/380 V. Vậy 380V là điện áp nào sau đây:
A.Điện áp giữa dây pha và dây trung tính
B.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm cuối X của một pha
C.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm trung tính O
D.Điện áp giữa hai dây pha.
Câu 2: Quan hệ giữa đại lượng dây và pha khi nối hình sao là
A. Id = 3Ip, Ud = Up B. Id = Ip, Ud = 3Up
C. Id = Ip, D. , Ud = Up
Câu 3: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là
A. tín hiệu âm tần. B. tín hiệu cao tần.
C. tín hiệu trung tần. D. tín hiệu ngoại sai.
Câu 4: Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha dựa trên
A. nguyên lý lực điện từ.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. nguyên lý cảm ứng điện từ và lực điện từ.
D. hiện tượng cộng hưởng.
Câu 5: Một máy biến áp 3 pha đấu Y/Yo, Kp và Kd có quan hệ như thế nào:
A. Kd = Kp B. Kd = Kp C. Kd = 3 Kp D. Kd = Kp
Câu 6: Máy tăng âm thường được dùng để
A. biến đổi điện áp. B. biến đổi tần số.
C. khuếch đại tín hiệu âm thanh. D. biến đổi dòng điện.
Câu 7: Khối nào trong máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa?
A. mạch khuếch đại trung gian. B. mạch tiền khuếch đại.
C. mạch âm sắc. D. mạch khuếch đại công suất.
Câu 8: Ở máy thu thanh tín hiệu vào khối chọn sóng thường là
A. tín hiệu âm tần. B. tín hiệu cao tần.
C. tín hiệu trung tần. D. tín hiệu âm tần, trung tần.
Câu 9: Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình sao thì:
A. B.
C. D.
Câu 10: Tín hiệu ra của khối tách sóng ở máy thu thanh là
A. tín hiệu cao tần. B. tín hiệu một chiều.
C. tín hiệu âm tần. D. tín hiệu trung tần.
Câu 11: Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM là
A. xử lý tín hiệu. B. mã hóa tín hiệu.
C. truyền tín hiệu. D. điều chế tín hiệu.
Câu 12: Việc nối sao hay nối tam giác của tải phụ thuộc vào
A. điện áp của nguồn và tải. B. điện áp của nguồn.
C. điện áp của tải. D. cách nối của nguồn.
Câu 13: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp
A. 22KV B. 35KV C. 60KV D. 66KV
Câu 14: Mạch điện ba pha ba dây có Ud = 380V, tải là ba điện trở Rp bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80A. Điện trở Rp có giá trị nào sau đây:
A. 9,8 Ω B. 8,2Ω C. 7.25 Ω D. 6,3 Ω
Câu 15: Đặc điểm nào không đúng cho mạng điện sản xuất quy mô nhỏ?
A. Tải phân bố thường tập trung.
B. Dùng một máy biến áp riêng hoặc lấy điện từ đường dây hạ áp380/220V
C. Mạng chiếu sáng cũng được cấp từ đường dây hạ áp của cơ sở sản xuất.
D. Mạng điện chiếu sáng và động lực chung
Câu 16: Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối sao. Cho biết Id = 80A. Cường độ dòng điện pha có giá trị nào sau đây:
A. 46,24A B. 4,75A C. 80A D. 2,75A
Câu 17: Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm
A. phần phát thông tin. B. phát và truyền thông tin.
C. phần thu thông tin. D. phát và thu thông tin.
Câu 18: Cường độ âm thanh trong máy tăng âm là do khối nào quyết định?
A. khuyếch đại công suất. B. mạch trung gian kích.
C. mạch âm sắc. D. mạch tiền khuyếch đại.
Câu 19: Mắc 9 bóng đèn có U = 220V vào mạch điện ba pha 4 dây có Ud = 380V. Cách mắc nào dưới đây là đúng:
A. Mắc nối tiếp ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác.
B. Mắc nối tiếp ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao.
C. Mắc song song ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao.
D. Mắc song song ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác.
Câu 20: Sở dĩ gọi động cơ không đồng bộ vì tốc độ:
A. n = n1 B. n < n1 C. n > n1 D. n2=n1+n
Câu 21: Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối sao. Cho biết Id = 80A. Điện trở RP có giá trị nào sau đây:
A. 8,22Ω B. 4.75 Ω C. 2,75 Ω D. 9,81 Ω
Câu 22: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất ở máy tăng âm là
A. tín hiệu âm tần. B. tín hiệu cao tần.
C. tín hiệu trung tần. D. tín hiệu ngoại sai.
Câu 23: Để điều chỉnh cộng hưởng trong khối chọn sóng của máy thu thanh ta thường điều chỉnh:
A. điện áp. B. trị số điện dung của tụ điện.
C. dòng điện. D. điều chỉnh điện trở.
Câu 24: Máy phát điện xoay chiều là máy điện biến đổi:
A. Điện năng thành cơ năng B. Cơ năng thành điện năng
C. Nhiệt năng thành cơ năng D. Quang năng thành cơ năng
Câu 25: Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng
A. 465 Hz B. 565 kHz C. 565 Hz D. 465 kHz
Câu 26: Nguyên lý làm việc của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ:
A. Từ tủ máy biến áp → tủ phân phối → tủ động lực và tủ chiếu sáng.
B. Từ tủ động lực và tủ chiếu sáng → tủ phân phối → tủ máy biến áp
C. Từ tủ phân phối → tủ máy biến áp → tủ động lực và tủ chiếu sáng.
D. Từ tủ máy biến áp → tủ động lực và tủ chiếu sáng → tủ phân phối
Câu 27: Trong máy thu hình, việc xử lí âm thanh, hình ảnh
A. được xử lí chung. B. được xử lí độc lập.
C. tuỳ thuộc vào máy thu. D. tuỳ thuộc vào máy phát.
Câu 28: Các màu cơ bản trong máy thu hình màu là
A. đỏ, tím, vàng. B. xanh, đỏ, tím.
C. đỏ, lục, lam. D. đỏ, lục, vàng.
Câu 29: Lõi thép máy biến áp được ghép từ các lá thép vì lí do sau:
A. Giảm dòng fucô
B. Giảm tiếng ồn
C. tiết kiệm vật liệu
D. Dễ lồng vào cuộn dây
Câu 30: Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 110 V, nếu nối sao thì điện áp pha và điện áp dây là giá trị nào sau đây:
A. Up = 110V, Ud = 190,5V B. Ud = 110V, UP = 220V
C. Ud = 110V, UP = 110V D. Ud = 110V, UP = 190,5V
II. Tự luận
Một máy biến áp 3 pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp của máy biến áp có 1500 vòng, dây quấn thứ cấp 50 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu Yo /∆, và được cấp bởi nguồn điện 3 pha 4 dây có điện áp 380/220V. Tính hệ số biến áp dây, hệ số biến áp pha, điện áp dây và điện áp pha của cuộn thứ cấp.