Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22, Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22 bao gồm đề thi môn Toán, Tiếng Việt, Tin học,
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22 bao gồm đề thi môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Khoa học, Lịch sử & Địa lý theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Thông tư 22, có cả bảng ma trận đề thi và đáp án đề thi.
Bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, giúp thầy cô tham khảo để ra đề cho các em học sinh lớp 4. Mời các thầy cô cùng các em tham khảo bộ đề thi dưới đây:
Xem Tắt
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2017 – 2018 có bảng ma trận đề thi
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4
PHÒNG GD&ĐT……………… |
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Thời gian: 60 phút (Không tính thời gian giao đề) |
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7.
Câu 1: (1 điểm).
a) Phân số có giá trị bằng 1 là:
b) Phân số có giá trị bé hơn 1 là:
Câu 2: (1 điểm).
a) Phân số rút gọn 25/100 được phân số:
b) Phân số gấp 4 lần phân số 3/8 là:
Câu 3: (1 điểm).
a) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 15m² = ….…….cm² là:
A. 150 B. 150 000 C. 15 000 D. 1500
b) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 3 tấn 5 tạ = ….. kg là:
A. 3500 B. 3005 C. 350 D. 305
Câu 4: (1 điểm) Một tổ có 12 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ của tổ đó là:
Câu 5: (1 điểm) Giá trị của biểu thức 36576 : (4 x 2 ) – 3708 là :
A. 863 B. 864 C. 846 D. 854
Câu 7: (1 điểm) Một tấm kính hình thoi có độ dài các đường chéo là 18cm và 30cm. Tính diện tích tấm kính đó.
A. 270cm² B. 270 cm C. 540cm² D. 54cm²
Câu 8: (1 điểm) Tìm x, biết:
a) 3/5 : x = 3 b) x : 52 = 113
Câu 10: (1 điểm). Tổng hai số bằng số nhỏ nhất có ba chữ số, số bé bằng 3/5 số lớn. Tìm hai số đó.
Hướng dẫn chấm môn Toán học kì 2 lớp 4
Câu |
1a |
1b |
2a |
2b |
3a |
3b |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
A |
C |
D |
B |
B |
A |
C |
B |
D |
A |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán cuối học kì II lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng |
Số học: Biết thực hiện các phép tính với số tự nhiên. Phân số và các phép tính với phân số.Giải được bài toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. | Số câu | 03 | 01 | 02 | 02 | 08 |
Số điểm | 03 | 01 | 02 | 02 | 08 | |
Đại lượng và đo đại lượng:Biết đổi các đơn vị đo diện tích và khối lượng. | Số câu | 01 | 01 | |||
Số điểm | 01 | 01 | ||||
Yếu tố hình học: Tính được diện tích hình thoi. | Số câu | 1 | 01 | |||
Số điểm | 1 | 01 | ||||
Tổng | Số câu | 03 | 03 | 02 | 02 | 10 |
Số điểm | 03 | 03 | 02 | 02 | 10 |
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối học kì II lớp 4
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Số học | Số câu | 03 | 01 | 01 | 01 | 01 | 01 | 08 | ||
Câu số | 1, 2,4 | 8 | 5 | 10 | 6 | 9 | |||||
2 | Đại lượng và đo đại lượng | Số câu | 01 | 01 | |||||||
Câu số | 3 | ||||||||||
3 | Yếu tố hình học | Số câu | 01 | 01 | |||||||
Câu số | 7 | ||||||||||
Tổng số câu | 03 | 02 | 01 | 01 | 01 | 01 | 01 | 10 | |||
Tổng số điểm | 03 | 03 | 02 | 02 | 10 |
Đề đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
TRƯỜNG TH ………. |
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 |
I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm. (M3 – 3đ)
2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm.
ĐƯỜNG ĐI SA PA
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?(M1-0,5đ)
a) Vùng núi
b) Vùng đồng bằng
c) Vùng biển
d) Thành phố
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)
a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
c) Nắng phố huyện vàng hoe.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (M1-0,5đ)
a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
d) Vì Sa Pa ở thành phố
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)
a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
d) Tác giả quê ở Sa Pa.
Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(M4-1đ)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)
a) Câu kể Ai là gì?
b) Câu kể Ai làm gì?
c) Câu kể Ai thế nào?
d) Tất cả các câu kể trên.
Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
d) Đi học
Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)
a).Buổi chiêu, xe……………………………………………………………..
b)……………………………………………………….. vàng hoe.
Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)
a) Mùa thu, mùa thu
b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
c) Mùa xuân, mùa hè.
d) Mùa hè, mùa thu.
II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Nguyễn Thế Hội
2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4
I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm.
– Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm.
(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm.
(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 6 | 8 | 10 |
Đáp án | A | D | B | A | A | B | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?
“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” (1đ)
Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?
“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” (1,5đ)
Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.
a) Buổi chiêu, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)
b) Nắng phố huyện vàng hoe. (0,5đ)
II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)
1 – Chính tả (Nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).
Con chuồn chuồn nước
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).
2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
1. Nội dung: (3,5 điểm).
a. Mở bài: (1 điểm).
Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).
b. Thân bài: (1,5 điểm).
– Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).
– Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).
* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.
c. Kết luận: (1 điểm)
– Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.
2. Kỹ năng: (1,5 điểm)
3. Cảm xúc: (1 điểm)
4. Sáng tạo: (1 điểm)
5. Hình thức: (1 điểm).
– Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).
– Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).
Ma trận đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 học kỳ II
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1. Đọc thành tiếng |
Số câu |
1 |
1 |
|||||||||
Số điểm |
3 |
3 |
||||||||||
2. Đọc hiểu – LT&C |
a) Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
1 |
3 |
|||||||
Số điểm |
1 |
0,5 |
1,5 |
|||||||||
b) LT&C |
Số câu |
2 |
2 |
2 |
1 |
4 |
3 |
|||||
Số điểm |
1 |
1 |
2,5 |
1 |
2 |
3,5 |
||||||
Tổng |
Số câu |
4 |
3 |
2 |
1 |
1 |
7 |
4 |
||||
Số điểm |
2,0 |
1,5 |
2,5 |
3,0 |
1,0 |
3,5 |
6,5 |
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2016 – 2017 theo Thông tư 22 đầy đủ
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22 đầy đủ, bao gồm đề thi, đáp án và bảng ma trận đề thi của 6 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Tin học, Lịch Sử – Địa Lý giúp các em ôn tập kiến thức thật tốt. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
II- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian 35 phút)
Đọc thầm bài: “Bốn anh tài (tt)” – SGK TV 4 – Tập 2 trang 17 và làm bài tập sau:
Bốn anh tài
(Tiếp theo)
Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:
– Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi.
Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
Từ đấy, bản làng lại đông vui.
Truyện cổ dân tộc Tày
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1/ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai đầu tiên? (M1-0,5đ)
A. Yêu tinh
B. Bà cụ
C. Ông cụ
D. Cậu bé.
Câu 2/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M2-0,5đ)
A.Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe
B. Vì anh em Cẩu Khây có tài năng phi thường
C. Vì anh em Cẩu Khây có lòng dũng cảm
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 3/ Yêu tinh có phép thuật gì? (M1-0,5)
A. Phun lửa
B. Phun nước
C. Tạo ra sấm chớp
D. Biến hóa, tàng hình
Câu 4/ Bốn anh em Cẩu Khây làm gì để chống lại yêu tinh ?(M2-0,5đ)
A.Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước khoét máng, Móng Tay Đục Máng tát nước.
B. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.
C. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây khoét máng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng nhổ cây.
D. Nắm Tay Đóng Cọc nhổ cây, Cẩu Khây đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.
Câu 5/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M3-1đ)
Câu 6/ Bài đọc: “Bốn anh tài (tt)” ca ngợi ai, hành động gì? (M4-1đ)
Bài đọc “Bốn anh tài (tt) ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Câu 7/ Các từ gạch chân trong câu: “Con người lao động, đánh cá, săn bắn.” thuộc từ loại: (M1-0,5)
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ và danh từ D. Tính từ
Câu 8/ Câu tục ngữ nào có nghĩa: “Hình thức thường thống nhất với nội dung”? (M2-0,5đ)
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Người thanh tiếng nói cũng thanh.
C. Trông mặt mà bắt hình dong.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 9/ Em viết một đoạn văn 2 đến 3 câu có sử dụng câu kể Ai là gì? nói về gia đình em. (M4) (1đ)
Câu 10/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ”. (M3-1đ)
– Chủ ngữ:………………………………………………………………………………………….
– Vị ngữ:……………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: (Nghe – viết) (2 điểm)
Bài: Sầu riêng
(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm … đến tháng năm ta.) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2 trang 34)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Tả một loài cây mà em yêu thích.
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng
Câu 1 (1 điểm): Trong các phân số sau, phân số tối giản là: (M1)
Câu 2 (1 điểm): Giá trị của chữ số 5 trong số 58 3624 là: (M1)
a. 800 b. 8 000 c. 80 000 d. 800 000
Câu 3: Số thích hợp điền vào chỗ trống của: 2 yến 5 kg =…… kg là: (1 điểm) (M1)
a. 205 b. 2005 c. 250 d. 20005
Câu 4 (1 điểm): Phân số 2/3 bằng phân số nào dưới đây (M2)
Câu 5 (1 điểm): Kết quả của phép tính: là: (M4)
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 6 (1 điểm): Tìm x (M2)
Câu 7 (1,5 điểm): Tính (M3)
Câu 8 (1,5 điểm): Trường Tiểu học Bình An 3 có số học sinh Khá gấp 3 lần số học sinh Giỏi. Biết rằng số học sinh Khá nhiều hơn số học sinh Giỏi là 140 em. Hỏi trường có bao nhiêu học sinh Giỏi và học sinh Khá? (M3)
Câu 9 (1 điểm): Một hình chữ nhật có chiều dài là 24 mét, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. (M2)
Đề thi học kì 2 môn Sử – Địa lớp 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Lịch sử và Địa lí – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
Phần Lịch sử
Khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
a) Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
b) Để bảo vệ trật tự xã hội
c) Để bảo vệ quyền lợi của vua
Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi?
a) Bộ Lam Sơn thực lục
b) Bộ Đại Việt sử kí toàn thư
c) Dư địa chí
d) Quốc âm thi tập
Câu 3: Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:
Quang Trung ban bố “Chiếu ……………………………”, lệnh cho dân đã từng bỏ ……………………… phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ……………………… . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại …………………….
Câu 4: Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
a. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục
b. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực
c. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được
Câu 5: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Em có nhận xét gì về việc việc làm của nhà Hậu Lê?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phần Địa lý
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 6: Ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
a. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và người chăm.
b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
c. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
a. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm
b. Người dân cần cù lao động
c. Có nhiều đất chua, đất mặn
Câu 8: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trồng để hoàn thành nội dung sau:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông…………………………………Đây là thành phố và là trung tâm công nghiệp………………………………………..của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất…………………….., được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và…………………………..
Câu 9: Nối tên các thành phố ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp.
Câu 10: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4
Phần A: Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Tính chất của không khí là? (M1) (1 điểm)
A. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định
B. Có màu, có mùi
C. Màu trắng, vị ngọt
D. Trong suốt
Câu 2. Âm thanh không truyền qua được môi trường nào? (M2) (1 điểm)
A. Chất rắn
B. Chân không
C. Chất lỏng
D. Chất khí
Câu 3. Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua? (M2) (1 điểm)
A. Kính
B. Quyển vở, miếng gỗ
C. Túi ni lông trắng
D. Nước
Câu 4. Điều gì sẽ xẩy ra nếu trái đất không được sưởi ấm? (M1) (1 điểm)
A. Gió sẽ liên tục thổi ngừng thổi
B. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
C. Trái đất sẽ tan ra.
D. Trái đất trở nên yên bình hơn.
Câu 5. Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao? (M3) (1 điểm)
A. Thiếu ánh sáng
B. Thiếu nước
C. Thiếu khí các-bô-níc
D. Thiếu không khí
Câu 6: Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào (M2) (1điểm)
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (M1) (1điểm)
Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí …………….. và thải ra …………..
B. Tự luận
Câu 8. Điều gì sẽ xảy ra với cây xanh nếu không có ánh sáng? (M1) (1 điểm)
…………………………………………………………………………….
Câu 9. Thực vật cần gì để sống? (M3) (1 điểm)
……………………………………………………………………………
Câu 10. Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn từ các loài vật sau: (M4) (1 điểm)
Ngô, rắn, vi khuẩn, chuột
…………………………………………………………………………….
Kích vào nút Tải về để xem toàn bộ Bộ đề thi học kì 2 lớp 4