Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các em Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2019-2020. Đề thi là tài
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2019-2020 là tài liệu vô cùng hữu ích mà hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến tất cả quý thầy cô và các bạn học sinh.
Với tài liệu này, thì các bạn học sinh có thể lắm bắt cấu trúc đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 10 cũng như ôn tập kiến thức, đạt điểm cao trong kỳ thi học kỳ lần này. Sau đây chúng tôi xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2019-2020.
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10
Đề số 1:
I. Đọc hiểu (3,0đ)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Đá củ đậu bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[…] Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Buổi liên hoan văn nghệ ở Trường Sa có gì đặc biệt khác thường so với ở đất liền?
Câu 3. (1,0 điểm) Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến câu thơ nào về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? ở họ có điểm chung gì về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ tổ quốc
Câu 4. (1,0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Từ những câu thơ “Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió / Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này… ”, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu biển đảo Việt Nam.
Câu 2: Nghị luận văn học (5 đ)
Phân tích hình tượng nhân vật khách trong đoạn trích sau:
“ Khách có kẻ…luống còn lưu”
Trích Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu
Đề số 2
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
(Theo Tuốc – ghê – nhép)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” trong câu chuyện thể hiện tình cảm gì của nhân vật đối với ông lão ăn xin? (0.5 điểm)
Câu 3: Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?(0,5 điểm)
Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? ( 1.0 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương của giới trẻ hiện nay.
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải trong qua đoạn trích sau
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
…
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
(Trích “Chí khí anh hùng” – Truyện Kiều -Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2012)
———- Hết ———-
Đề số 3:
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh , chị đồng cảm sâu sắc nhất?
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: (5 điểm): Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
Đề số 4
I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
Cuộc đời của tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi đại học y, nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những kỳ thi Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Pênêxilin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Pênêxilin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nôben.
Hóa học ngày nay – 3/1993
Câu 1: Xác định cách thức diễn đạt ( lối diễn đạt) của văn bản? ( 0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong văn bản? (0.5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả lại khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuỗi nếu như? ( 1.0 điểm)
Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản? ( 1.0 điểm)
II. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nghị luận xã hội
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cơ hội trong cuộc sống.
Câu 2: (3 điểm) Nghị luận văn học
Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du