Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các em Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 – 2020. Đề thi là tài
Bộ đề thi học kì 2 Lớp 11 môn Ngữ Văn năm học 2019 – 2020 là một tài liệu hữu ích giúp cho học sinh ôn tập kiến thức Ngữ Văn lớp 11 học kì 2.
Dưới đây là tài liệu, bao gồm bốn đề thi cùng với đáp án do chúng tôi tổng hợp. Hy vọng với tài liệu này, bạn đọc sẽ củng cố lại được kiến thức và làm quen được với cấu trúc đề thi của môn Ngữ Văn lớp 11.
Xem Tắt
Đề thi Ngữ Văn 11 – Học kì II năm học 2019 – 2020 – Đề 1
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 3. Theo em, trong đoạn thơ trên đâu là hình ảnh độc đáo nhất. Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.
Câu 2. (4 điểm)
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Đáp án đề thi học kì II môn Ngữ Văn lớp 11 – Đề 1
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm. (0.5 điểm)
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ trên: Lời giục giã cuống quýt với khát vọng được sống được yêu, được tận hưởng tuổi xuân. (1 điểm)
Câu 3.
– Hình ảnh độc đáo nhất:
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” (0.5đ)
– Hình ảnh trên thể hiện một khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình:
“xuân hồng” chính là biểu tượng cho tuổi trẻ với sắc đẹp tình yêu đang ở độ chín rực nhất
“cắn” là động từ mạnh thể hiện mong muốn có chút điên cuồng vồ vập.
=> Nhân vật trữ tình muốn “cắn” vào “xuân hồng” tức là mong muốn sở hữu, chiếm trọn thời gian của tuổi trẻ với những yêu đương nồng cháy nhất, mạnh mẽ nhất. (1 điểm)
II. Làm văn
Câu 1 |
||
Mở bài |
– Giới thiệu vai trò của học tập trong cuộc sống – Liên hệ với câu nói: Học, học nữa, học mãi. |
0.25đ |
Thân bài |
a. Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi. – Học: quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức về khoa học và xã hội. – Học nữa: không ngừng học hỏi để hoàn thiện tri thức đạo đức cá nhân. – Học mãi: học tập chính là công việc suốt đời, ai cũng cần phải học hỏi dù là ở độ tuổi, nghề nghiệp nào. => Đề cao tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng học tập đối với mỗi người. b. Vai trò của việc không ngừng học tập – Thời gian cũng như kiến thức được học ở trường là có hạn, vì vậy cần phải chăm chỉ học tập mới có thể lĩnh hội được những kiến thức ấy. – Kiến thức trong cuộc sống là vô hạn, nên mỗi người cần tự học để nâng cao hiểu biết. – Không ngừng học tập sẽ giúp con người luôn thích nghi được với mọi thay đổi trong cuộc sống. c. Biện pháp – Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải tích cực học tập. – Biết lựa chọn học tập kiến thức theo sở thích và định hướng nghề nghiệp để có thể theo đuổi lâu dài. – Không ngại thay đổi, cần có kế hoạch và định hướng rõ ràng trong quá trình học tập. d. Liên hệ bản thân – Là một học sinh em luôn cố gắng học tập tốt trên lớp, đọc thêm nhiều sách để nâng cao hiểu biết trong nhiều lĩnh vực. – Xác định rõ sở thích (với môn học nào) và lên kế hoạch học tập hiệu quả nhất. |
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ |
Kết bài |
– Câu nói của Lê-nin đã để lại cho em nhiều bài học quý giá. – Việc học tập thực sự có một vai trò quan trọng trong cuộc sống. |
0.25đ |
Câu 2 |
||
Mở bài |
– Giới thiệu vắn tắt về Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. – Nêu nội dung cần phân tích: khung cảnh bức tranh thiên nhiên được Hàn Mặc Tử khắc họa một cách chân thực và sinh động. |
0.25đ
0.25đ |
Thân bài |
* Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ: được tác giả khắc họa chủ yếu qua khổ thơ đầu. Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? – Câu hỏi có hai cách hiểu:
=> Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ. Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên – Hình ảnh “nắng hàng cau”: ánh nắng của bao trùm khắp làng quê. – Điệp ngữ: “nhìn nắng” – “nắng mới” thể hiện một không gian tràn đầy ánh nắng sức sống. Câu 3: – Khu vườn không chỉ tràn ngập sắc nắng mà còn sắc xanh. – “xanh như ngọc” một màu xanh mát mẻ, tươi mới và dễ chịu. Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền – Trong không gian thiên nhiên thôn Vĩ, hình ảnh con người thoáng xuất hiện: -Khuôn mặt chữ điền của người thôn Vĩ thấp thoáng sau tán trúc. Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành phúc hậu, phải chăng đó là khuôn mặt của người con gái Hàn Mặc Tử thầm thương? => Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong sáng, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. * Bức tranh sông nước trong đêm trăng: Câu 5 và câu 6: “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” – Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự chia lìa: gió, mây vốn quấn quýt nay chia lìa đôi ngả. – Dòng sông như nhuốm màu tâm trạng buồn bã, thê lương. – Hình ảnh hoa bắp khẽ lay cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người. Câu 11: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh gợi khung cảnh huyền ảo, không có thật. => Hình ảnh thiên nhiên đêm trăng đượm buồn và mờ ảo, hư không. => Sự đối lập giữa hai bức tranh thiên nhiên nơi làng quê thôn Vĩ và đêm trăng. |
1.5đ 1.5đ |
Kết bài |
– Bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ vừa tươi tắn tràn đầy sức sống, vừa huyền ảo khiến người đọc như lạc vào chốn vô thực. |
0.5đ |
Đề thi Ngữ Văn 11 – Học kì II năm học 2019 – 2020 – Đề 2
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!
Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!”
(Ngữ Văn 11, tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?
Câu 2. Chữ tôi trong đoạn văn trên được hiểu là gì?
Câu 3. Tại sao tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “…tội nghiệp”?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1.
Trong “Thép đã tôi thế đấy”, nhân vật Pa-ven có nói: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Qua câu nói trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
Câu 2. Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Từ ấy (Tố Hữu).
Đáp án đề thi học kì II môn Ngữ Văn lớp 11 – Đề 2
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản Một thời đại trong thi ca, của Hoài Thanh.
Câu 2. Chữ tôi gắn với một quan điểm chưa từng có trước đây là quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực).
Câu 3.
Tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “…tội nghiệp” vì:
– Đó là bi kịch của cái tôi nhỏ bé đầy tội nghiệp, “mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước”.
– Bi kịch của cái tôi ở đây là “mất bề rộng” (không tìm được tiếng nói chung giữa cuộc đời), phải “đi tìm bề sâu” (chạy trốn vào ý thức của cá nhân).
– Bi kịch của cái tôi là thiếu đi lòng tin, bàng hoàng trước sự đón nhận của “bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu”. Cái tôi trở nên bơ vơ không có một điểm tựa đáng tin nào để bấu víu.
II. Làm văn
Câu 1 |
||
Mở bài |
– Trích dẫn câu nói của nhân vật Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy. – Liên hệ đến vấn đề nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay. |
0.25đ |
Thân bài |
a. Lí tưởng sống là gì? – Là mục đích sống của con người. – Phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Ví dụ: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn cách mạng là chiến đấu bảo vệ tổ quốc. – Nhắc đến lí tưởng sống sẽ nhắc đến thế hệ thanh niên vì họ là những con người trẻ tuổi đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân, là chủ nhân tương lai của đất nước. b. Biểu hiện: – Xác định được mục đích sống đúng đắn với những dự định về tương lai sẽ đóng góp cho xã hội trên lĩnh vực nào. – Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện kĩ năng để hoàn thiện bản thân. – Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội giúp cho bản thân hòa nhập với cộng đồng, hoàn thiện kỹ năng sống, phát huy thế mạnh của bản thân. – Một số tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp: những chiến sĩ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, sinh viên tiêu biểu của thành phố… c. Vai trò của lí tưởng sống – Sống có lí tưởng mục đích rõ ràng sẽ giúp con người không ngừng cố gắng để đạt được nó. – Lí tưởng sống cao đẹp khiến cho con người sống đẹp sống có ý nghĩa hơn. – Con người khi không có lí tưởng sống sẽ trở nên mất phương hướng, dễ đi vào con đường sai trái. Lối sống ích kỷ, cá nhân là không tốt. d. Liên hệ bản thân – Là một học sinh, bản thân em đã xác định được lí tưởng sống cho riêng mình đó là cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức… |
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ |
Kết bài |
– Câu nói của nhân vật Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy thực sự đã trở thành kim chỉ nam cho thanh niên hiện nay. – Thanh niên Việt Nam cũng cần xác định cho mình lí tưởng sống tốt đẹp để có thể đưa đất nước ta sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. |
0.25đ |
Câu 2 |
||
Mở bài |
– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy. – Nếu vấn đề cần nghị luận: Từ ấy chính là bài ca về lí tưởng sống của người chiến sĩ cách mạng. |
0.5đ |
Thân bài |
* Khổ 2: Biểu hiện về những thay đổi trong nhận thức – Hai câu đầu: Quan niệm mới mẻ về lẽ sống, sống gắn bó hòa hợp giữa cái tôi và cái ta.
– Hai câu sau: tình yêu thương con người vượt lên trên những phân biệt về giai cấp, địa vị.
=> Khổ thơ thứ hai đã khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống đối với quần chúng nhân dân. * Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tầm hồn nhà thơ – Hai câu đầu:
– Hai câu sau:
=> Sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng ánh sáng cách mạng được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh độc đáo, dễ hiểu. |
1.5đ 1.5đ |
Kết bài |
– Nội dung: Hồn thơ Tố Hữu chan chứa tình yêu quê hương đất nước. – Nghệ thuật: Giọng thơ chân thành, sôi nổi thể hiện nhiệt huyết cách mạng của nhà thơ…. |
0.5đ |
…………….
Mời các bạn tham khảo thêm đề tại file dưới đây.