Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 – 2020 gồm 7 đề thi, có bảng ma trận, đáp án kèm theo,
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 – 2020 gồm 7 đề thi, có bảng ma trận, đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.
Đề thi được biên soạn bám sát với chương trình học của môn Ngữ văn lớp 6 sẽ giúp các em làm quen với dạng câu hỏi trong đề thi, để khi tham gia vào kỳ thi cuối năm không còn bỡ ngỡ nữa.
Xem Tắt
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 – 2020 – Đề 1
Đề thi Ngữ Văn 6 – Học kì II năm học 2019 – 2020
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1. Tác phẩm Sông nước Cà Mau do ai sáng tác?
A. Đoàn Giỏi
B. Tố Hữu
C. Trần Đăng Khoa
D. Nguyễn Duy
Câu 2. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích’
Nhảy trên đường vàng…”
(Lượm – Tố Hữu)
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3. Đâu không phải là tâm trạng của người anh trong “Bức tranh của em gái tôi”?
A. Thất vọng mặc cảm về bản thân.
B. Cảm phục tài năng của em gái.
C. Ngạc nhiên rồi hãnh diện trước tài năng của em.
D. Căm ghét em gái.
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn?
A. Nó sững sừng như cái cột đình.
B. Tôi ra về không chút bận tâm.
C. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
D. Cả ba phương án trên.
Câu 5. Cho đoạn thơ sau:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng…”
(Ngữ Văn 6 – tập 2)
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?
A. Mưa
B. Tre Việt Nam
C. Đêm nay bác không ngủ
D. Tiếng chổi tre
Câu 6. Trong câu văn: “Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc” (Sọ Dừa – Ngữ Văn 6, tập 1), từ nào là phó từ?
A. ở
B. với
C. rất
D. hạnh phúc
Câu 7. Một lá đơn không có mẫu quy định gồm các phần nào?
A. Phần mở đầu
B. Phần triển khai
C. Phần kết thúc
D. Cả ba phương án trên.
Câu 8. Đâu là các thành phần chính của câu?
A. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
B. Chủ ngữ, vị ngữ
C. Trạng ngữ, chủ ngữ
D. Trạng ngữ, vị ngữ
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:
a.
“Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp…”
(Mưa – Trần Đăng Khoa, Ngữ Văn 6 tập 1)
b.
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng…”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Câu 2. Xác định thành phần chính của các câu sau:
a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh
b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Câu 3. Em hãy viết một bài văn tả khung cảnh mùa thu (trong đoạn văn có một sử dụng biện pháp tu từ so sánh).
Đáp án đề thi học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 6
I. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | D | D | C | C | D | B |
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm).
a. Nhân hóa: “Mối già, mối trẻ” (1 điểm)
b. Ẩn dụ hình thức: “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” (1 điểm)
Câu 2. (2 điểm)
a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
Chủ ngữ: Thủy Tinh (0,5 điểm)
Vị ngữ: lại dâng nước đánh Sơn Tinh (0,5 điểm)
b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Chủ ngữ: những chòm cổ thụ (0,5 điểm)
Vị ngữ: dáng mãnh liệt (0,5 điểm)
Câu 3. (4 điểm)
Gợi ý:
Mở bài |
– Lời dẫn: Bốn mùa xuân, hạ, thu đông đều có những nét đẹp riêng. – Nhưng đối với riêng em, mùa thu lại là mùa đẹp nhất. |
0.25đ 0.25đ |
Thân bài |
* Khung cảnh thiên nhiên vào mùa thu: Nêu ra những nét đặc trưng nhất. – Bầu trời: cao và trong xanh lạ thường – Ánh nắng: nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, không chói chang như cái nắng ngày hè. – Không khí: trong lành, dễ chịu. – Thời tiết: se lạnh của cơn gió heo may. – Đặc biệt là ánh trăng đêm Rằm Trung Thu là ánh trăng tròn nhất sáng nhất. * Khung cảnh làng quê: – Những cánh đồng thơm mùi lúa chín báo hiệu một vụ mùa bội thu. – Những con đường làng quê trải đầy rơm phơi vàng như màu nắng. – Những ngôi nhà ngập sắc hoa thu: hoa cúc vàng, hương hoa sữa nồng nàn khắp phố. * Con người: – Mùa thu chính là mùa học sinh tựu trường sau một kì nghỉ hè sôi động, gặp lại thầy cô bạn bè với niềm phấn khởi của một năm học mới. – Đặc biệt, mùa thu có Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi: trẻ em thường rước đèn, phá cỗ… |
0.75đ
0.75đ
0.5đ |
Kết bài |
Mùa thu đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ… |
0.5đ |
Các tiêu chí đánh giá khác cho nội dung bài viết |
||
– Viết và gạch chân dưới câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh. – Trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả – Hình ảnh miêu tả có chọn lọc, kết hợp sử dụng với các biện pháp tu từ đã được học. |
0.5đ 0.25đ 0.25đ |
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 – 2020 – Đề 2
Đề thi môn Ngữ văn lớp 6 học kỳ 2
PHÒNG GD-ĐT……… TRƯỜNG THCS…….. |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Thời gian làm bài 90 phút |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?
A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.
Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường
Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?
A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.
Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:
A. Người Cha mái tóc bạc
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon
Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu
Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?
“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:
A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch
PHẦN II: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
(SGK Ngữ văn 6 –NXB Giáo dục 2018)
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?
2. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
3. Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
4. Trong đoạn thơ,tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì ? Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Đáp án đề thi học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 6
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | C | D | A | C | A | B |
Phần II: Đọc – hiểu văn bản: (3 điểm)
Câu | Yêu cầu | Điểm |
Câu 1: 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Ai là tác giả bài thơ ? |
– Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ – Tác giả:Minh Huệ |
0.25 0.25 |
Câu 2: . Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
|
-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm |
0.5 |
Câu 3: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ |
-Hoàn cảnh: Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
|
0.5
|
Câu 4. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì ? Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?
|
–Trong đoạn thơ tác giả sử dụng thành công biện pháp : so sánh
*Hình thức: HS trình bày thành đoạn văn 8-10 câu * Nội dung: – Hiệu quả biểu đạt của nghệ thuật trong đoạn thơ: + Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), kết hợp từ láy( lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên ( như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh “ Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”. + Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng +Qua đó, cho thấy tình cảm kính yêu, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Đoạn thơ cũng thể hiện tình cảm ngợi ca trân trọng của tác giả với Bác Hồ kính yêu-> suy nghĩ bản thân: Kính trọng, biết ơn Bác… |
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5 |
Phần II: Đọc – hiểu văn bản: (3 điểm)
Phần III: Tập làm văn: (5 điểm)
Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm | ||
Mở bài |
– Giới thiệu chung quang cảnh giờ ra chơi . – Tiếng trống báo giờ ra chơi ở tiết thứ hai . |
0,25 0,25 |
Thân bài
|
– Bắt đầu giờ ra chơi : + Các học sinh đổ ra từ các cánh cửa lớn của lớp học + Tập thể dục + Không khí vui nhộn – Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi : + Dưới bóng cây xanh các bạn nữ đang nhảy dây + Đằng xa tiếng nói huyên náo ,các bạn nam đang chơi trò chơi + Các hành lang : Thầy cô đang nhìn chúng em vui chơi |
0,5 0,5 0,5
0,5 0,5 0,5 |
Kết bài
|
– Trống báo giờ học vào lớp . – Phát biểu cảm nghĩ về quang cảnh giờ ra chơi |
0,25 0,25 |
Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
|
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. |
0,5 |
|
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hình ảnh sân trường trong giờ ra chơi. Miêu tả ngôi trường theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. |
0,25 |
Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Chủ đề (nội dung, chương ..) | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | CỘNG | |||
VẬN DỤNG | Vận dụng cao | |||||
Phần 1 Tiếng việt |
Biện pháp tu từ | Cấu tạo câu , BP tu từ | Nghĩa của từ, | Từ loại | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ 0,25% |
Số câu: 4 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ 0.25% |
Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ 0.5% |
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20% |
|
Phần 2 Đọc hiểu |
Tác giả, tác phẩm, phương thức bđ, Hc | Biện pháp nghệ thuật | Viết đoạn văn | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10 % |
Số câu: Số điểm: 0.5 Tỉ lệ 5% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% |
Số câu: 4 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ 30% |
||
Phần 3 Tập làm văn |
Viết bài văn miêu tả | |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1Số điểm: 5.0Tỉ lệ 50% | Số câu: 1Số điểm: 5.0Tỉ lệ 50% | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 4 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ 12,5% |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ 7.5% |
Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ 5% |
Số câu: 2 Số điểm: 6.5 Tỉ lệ 65% |
Số câu;10 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% |
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết