Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 – 2020 theo Thông tư 22, Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 gồm 5 đề thi, có cả bảng ma trận
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 – 2020 theo Thông tư 22 gồm 5 đề thi, có cả bảng ma trận đề thi và đáp án kèm theo. Nhờ đó các em học sinh lớp 3 dễ dang ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô giáo tham khảo khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh của mình. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Xem Tắt
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 – 2020 theo Thông tư 22
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
PHẦN ĐỌC HIỂU NĂM HỌC 2019 – 2020
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản: – Xác định được hình ảnh, nhân vật, sự việc trong bài đọc. – Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài học. – Nhận xét, giải thích được hình ảnh, chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. – Biết liên hệ những điều đã đọc được với bản thân và thực tế. |
Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 4 | 2 | ||||
Câu số | 1, 2 | 3, 4 | 5 | 6 | 1,2,3,4 | 5,6 | |||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 | |||||
Kiến thức Tiếng Việt – Tìm được một số từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, chỉ tình cảm… – Hiểu được cấu trúc câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? – Trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? – Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm. – Nhận biết về phép nhân hóa. – Hiểu được một số từ ngữ về mở rộng vốn từ thuộc chủ đề: Bầu trời và mặt đất, Tổ quốc và Sáng tạo…. |
Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | |||||
Câu số | 7 | 8 | 9 | 7 | 8,9 | ||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,5 | 1,5 | ||||||
Tổng số câu | Số câu | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | 5 | 4 | |||
Tổng số điểm | Số điểm | 1 | 1,5 | 0,5 | 2 | 1 | 2,5 | 3,5 |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Trường: ……..…………….….… Họ và tên:……..………………… Lớp: ……..……………………… |
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT – THỜI GIAN: 40 PHÚT Ngày kiểm tra: ………. tháng ….. năm ……. |
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6 điểm).
Cuộc chạy đua trong rừng
1. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch …
2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:
– Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
– Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!
3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
4. Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất …. Vòng thứ hai …. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.
Theo XUÂN HOÀNG
Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau (câu 1, 2, 3,7):
Câu 1: (0,5 điểm) Muông thú trong rừng mở hội thi gì?
a. Hội thi chạy
b. Hội thi hót hay
c. Hội thi sắc đẹp
d. Hội thi săn mồi
Câu 2: (0,5 điểm) Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?
a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.
b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.
c. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.
d. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.
Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
a. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.
b. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.
c. Vì Ngựa Con bị té.
d. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.
Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:
Câu 5: (1 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 7: (0,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu: “Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? là:
a. Con phải đến
b. đến bác thợ rèn
c. phải đến bác thợ rèn
d. để xem lại móng
Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì?” trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:
……………………………………………………………………………
Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:
……………………………………………………………………………
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (Nghe – viết) Bài: Trăng lên
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em yêu thích
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Đáp án bài kiểm tra cuối kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3
I. Trả lời câu hỏi
1. Phần trắc nghiệm
Câu 1 (M1) | Câu 2 (M1) | Câu 3 (M2) | Câu 7 (M1) |
a | c | b | d |
Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:
2. Tự luận:
Câu 5: (1 điểm)
Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.
Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Đáp án: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.
Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì?” trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:
Đáp án: Bằng sắt
Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:
Đáp án: Có rất nhiều câu có sử dụng nhân hóa. Tùy vào học sinh lựa chọn câu để chấm cho phù hợp. (Ví dụ: Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng)
II. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )
1. Viết chính tả: (4 điểm )
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm, mắc 6 – 7 lỗi 0,5 điểm, mắc 8 lỗi trở lên 0 điểm.
– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Tập làm văn: (6 điểm)
Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.