Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019 – 2020, Mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm học 2019
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm học 2019 – 2020 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Hi vọng đây là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp cho các em học sinh lớp 10 ôn thi thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới. Đồng thời, cũng là tài liệu tham khảo cho thầy cô khi ra đề cho các em học sinh. Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019 – 2020
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu – 6,0 điểm)
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô không thay đổi
A. Ôtô tăng tốc độ.
B. Ôtô giảm tốc độ.
C. Ôtô chuyển động tròn đều.
D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát.
Câu 2. Công cơ học là đại lượng
A. vô hướng. B. luôn dương. C. luôn âm. D. véctơ
Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí?
A. Chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 4: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôilơ – Mariốt?
A. B. C. D. p ~ V.
Câu 5: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình:
A. đẳng nhiệt. B. đẳng tích. C. đẳng áp. D. đoạn nhiệt.
Câu 6: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ.
A. p ~ t. B. C. hằng số. D.
Câu 7: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức:
A. B. C. D.
Câu 8: Chọn câu sai. Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều.
B. Chuyển động với gia tốc không đổi.
C. Chuyển động tròn đều.
D. Chuyển động cong với tốc độ không đổi.
Câu 9: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là:
A. B. C. D.
Câu 10: Biểu thức tính công của một lực là:
A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cosa. D. A = ½.mv2.
Câu 11: Một hòn đá có khối lượng 4 kg, bay với vận tốc 36 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. 144 kgm/s. B. 360 N.s. C. 40 kg.m/s D. 9 kg.m/s.
Câu 12: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nằm ngang bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60º0. Lực tác dụng lên dây bằng 200 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. 1275 J. B. 1500 J. C. 1000 J. D. 150 J.
Câu 13: Lấy g = 10 m/s2. Một vật có khối lượng 2,0 kg sẽ có thế năng 4,0 J đối với mặt đất khi nó có độ cao là
A. 8 m. B. 0,2 m. C. 2 m. D. 0,4 m.
Câu 14: Một lượng khí xác định ở áp suất 2 atm có thể tích 5 lít, được biến đổi đẳng nhiệt để thể tích tăng thêm 5 lít. Áp suất lượng khí trên sau khi biến đổi bằng:
A. 1,0 atm B. 4,0 atm C. 0,2 atm D. 0,75 atm
Câu 15: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Nếu đem bình để ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là:
A. 1,5.105 Pa. B. 2. 105 Pa. C. 2,5.105 Pa. D. 3.105 Pa.
Câu 16: Vật nhỏ khối lượng 2 kg thả rơi tự do từ độ cao 50 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật sau khi vật rơi được 2 giây là
A. 600 J. B. 1000 J C. 400 J D. 500 J
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 300 K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 150 K thì thể tích của lượng khí đó là :
A. 10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3.
Câu 18: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 100 N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 30 m là:
A. 1500 J B. 1000 kJ C. 0,5 kJ D. 2000 J
Câu 19: Để nâng một vật có khối lượng 50 kg lên cao 10 m với vận tốc không đổi, người ta cần thực hiện một công là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. – 500 J B. 500 kJ C. 5000 kJ D. 5000 J
Câu 20: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 800 kg chuyển động đều lên cao 5 m trong 20 s. Lấy g =10 m/s2. Công suất của cần cẩu là
A. 2000 W B. 200 W C. 300 W D. 4000 W
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Bài 1: Một vật được kéo trượt đều trên sàn nằm ngang nhờ một lực có hướng song song mặt đường và có độ lớn 120 N. Trong 30 giây vật đi được 20 m. Tính công và công suất của lực kéo đó. (1 điểm)
Bài 2: Một vật khối lượng 2 kg thả rơi tự do từ độ cao 50 m so với mặt đất. Khi rơi đến mặt đất, do đất mềm nên vật lún xuống dưới mặt đất một đoạn 20 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực cản trung bình mà đất tác dụng lên vật. (1 điểm)
Bài 3: Một lượng khí có thể tích 3 lít, áp suất 2 atm. Nén đẳng nhiệt để áp suất tăng thêm 1 atm. Tính thể tích khí sau khi nén. (1 điểm)
Bài 4: Một lượng khí có khối lượng 12 gam chiếm thể tích 9 lít ở 27oC. Sau khi đun nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí 1,2 kg/m3. Tính nhiệt độ của khí sau khi nung. (1 điểm)
…………..
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tại file dưới đây!