Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm học 2019 – 2020, Mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm học 2019
Hy vọng rằng có thể giúp cho các bạn học sinh nhanh chóng nắm bắt cấu trúc đề thi học kỳ 2 môn Vật lý, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới thì sau đây chúng tôi xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm học 2019 – 2020.
Đây là tài liệu bao gồm một số đề thi học kỳ 2 lớp 11 môn Vật lý có đáp án kèm theo, đã được chúng tôi tổng hợp vad đăng tải tại đây. Sau đây, chúng tôi xin mời quý thầy cô và các bạn học sing cùng tham khảo tài liệu này.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ môi trường không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc khúc xạ
A. Bằng 600. B. Lớn hơn 600.
C. Nhỏ hơn 300. D. Không xác định được.
Câu 2: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là
A. 0 Wb. B. 24 Wb. C. 0,048 Wb. D. 480 Wb.
Câu 3: Cho 3 điểm A,B,C theo thứ tự nằm trên trục chính của thấu kính. Cho AB= 36cm, AC= 45cm. Khi đặt vật sáng tại A thì thu được ảnh thật tại C. Khi đặt vật sáng tại B thì thu được ảnh ảo cũng ở C. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 15cm. B. 10cm. C. -15cm. D. -10cm.
Câu 4: Thả nổi trên mặt chất lỏng một nút chai hình tròn có đường kính 20cm, tại tâm O mang một đinh ghim cắm thẳng đứng.Đầu A của đinh ghim chìm trong chất lỏng. , mắt đặt ngay trên mặt thoáng sẽ thấy được A khi OA ≥ 8,8cm. Chiết suất của chất lỏng là:
A. B. 1,5. C. 1,33. D. 2.
Câu 5: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. Ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
B. Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. Cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 6: Mắt nhìn được xa nhất khi
A. Đường kính con ngươi lớn nhất.
B. Thủy tinh thể không điều tiết.
C. Thủy tinh thể điều tiết cực đại.
D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.
Câu 7: Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, chiết suất n=1,5. Một tia sáng đơn sắc được chiếu đến mặt bên AB, tới I với góc tới il thay đổi được. Khoảng biến thiên của il để có tia ló ra khỏi mặt AC ( xét các tia tới đến điểm I) là:
A. 280 < il ≤ 900. B. 18012’< il ≤ 600.
C. 420 < il ≤ 900 D. 180 < il ≤ 420
Câu 8: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
A. Thẳng.
B. Thẳng song song và cách đều nhau, cùng chiều
C. Thẳng song song.
D. Song song.
Câu 9: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. Không đổi. B. Tăng 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 10: Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. Sinh ra dòng điện trong mạch kín.
B. Được sinh bởi nguồn điện hóa học.
C. Được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
D. Sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Câu 11: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. Ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. Ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. Ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. Ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 12: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. Pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
B. Pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. Tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. Tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
Câu 13: Công thức tính công của một lực là:
A. A = mgh. B. A = F.s.cos . C. A = mv D. A = mv2.
Câu 14: Một ống dây có dòng điện 10 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống là 20 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là
A. 0,8 T. B. 1,2 T. C. 0,1 T. D. 0,4 T.
Câu 15: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là
A. 1800 N. B. 18 N. C. 1,8 N. D. 0 N.
Câu 16: Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía
A. Đáy của lăng kính.
B. Dưới của lăng kính.
C. Cạnh của lăng kính.
D. Trên của lăng kính.
Câu 17: Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là
A. 0,2 mH. B. 0,2π mH. C. 2 mH. D. 0,2π H.
Câu 18: Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển động theo phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lo – ren – xơ có chiều
A. Từ dưới lên trên.
B. Từ trái sang phải.
C. Từ trong ra ngoài.
D. Từ trên xuống dưới.
Câu 19: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 360 N.s. B. p = 360 kgm/s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h.
Câu 20: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. Sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
B. Sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
C. Hoàn toàn ngẫu nhiên.
D. Sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1(2,5 điểm): Một dòng điện I = 4A chạy qua một dây dẫn đặt trong chân không. a. Tìm độ lớn cảm ứng từ B tại điểm M cách dây một khoảng 4cm. b. Biết cảm ứng từ tại N là B= 4.10-6T. Tính khoảng cách từ N tới dây. c. Dây dẫn thẳng trên trong đó có một đoạn nhỏ ở khoảng giữa được uốn thành vòng tròn O tâm bán kính R như hình vẽ. Xác định biểu thức tính cảm ứng từ tại tâm O. |
Bài 2 (2,5 điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 10cm đặt trong không khí, vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với truc chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng bằng d1 (điểm A nằm trên trục chính của thấu kính).
1. Tính độ tụ của thấu kính f
2. Cho d = 20cm, hãy xác định vị trí ảnh A1B1của vật AB tạo bởi thấu kính f, số phóng đại ảnh và chiều cao của ảnh. Tính khoảng cách AA1
3. Bây giờ người ta thay thấu kính fbằng thấu kính có tiêu cự f, rồi đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (f) và cách thấu kính một khoảng d, khi đó có ảnh thật nằm cách vật một khoảng nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính một khoảng 30cm thì ảnh tạo bởi thấu kính vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và lớn lên gấp 4 lần. Hãy xác định f và d.
Đáp án của đề thi
I. Trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | B | C | C | B | A | B | C | D | A | D | B | D | B | A | B | A | C | B |
II. Tự luận:
Bài 1:
a) ……………………………………………………………. 0.5 điểm
…………………………………0.5 điểm
b) ……………………………… 0.5 điểm
…………………………………0.5 điểm
c) Cảm ứng từ đo dây dẫn thẳng gây ra: Bt =
Cảm ứng từ do dây tròn gây ra: Btr =
( Viết đúng 2 công thức trên)…………………………………………………………….. 0.25 điểm
Cảm ứng từ tại O:
Vì và cùng chiều nên …………………….. 0.25 điểm
Bài 2:
a) (dp)…………………………………………………………0,5 điểm
b) Vị trí ảnh: =20(cm)……………………………………………0,5 điểm
…………………………………………………………………………0,5 điểm
Chiều cao ảnh (cm)…………………………………………….0,25 điểm
c) (cm) …………………………………………………. …0,25 điểm
d) Ảnh thật nên thấu kính f là thấu kính hội tụ
có : ;
sau khi dịch chuyển khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính lần lượt là (d – 30) cm và
(d” + 30) nên ta có:
(d” + 30) =
Mặt khác theo đề bài: k = 4k (5)
Lập được hệ các phương trình……………..…………………………………………0,25 điểm
Giải hệ (1), (2), (3), (4), (5) tìm được f = 20cm ; d = 60cm………………………..0,25 điểm
………………..
Mời các bạn tham khảo thêm những đề thi khác tại file dưới đây!