Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11, Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn
Tài Liệu Học Thi xin gửi đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11 có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập các dạng bài tập Hóa học chuẩn bị cho bài thi khảo sát chất lượng đầu năm. Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học
SỞ GD&ĐT….… TRƯỜNG THPT………………… —***— |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 11 NĂM HỌC 20…. – 20…. Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 60 phút;(40 câu trắc nghiệm) |
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: H: 1; C: 12; N: 14; O: 16; Na: 23; S: 32; Cl: 35,5; K: 39; Br: 80; Ba: 137; Ag: 108; Fe: 56; Cu: 64; I: 127.
Câu 1: Từ muối biển người ta điều chế nước Giaven bằng phương pháp nào?
A. Điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn xốp.
B. Điện phân nóng chảy thu lấy clo và Na. Hòa tan Na rồi sục khí clo vào.
C. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp.
D. Không phải A, B, C.
Câu 2: Muối iot dùng làm muối ăn là gì?
A. Muối có công thức NaI.
B.Muối ăn trộn thêm I2.
C. Muối ăn có trộn thêm I2 với tỉ lệ nhất định.
D. Muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ KI hoặc KIO3.
Câu 3: Tầng ozon có tác dụng như thế nào?
A. Làm không khí sạch hơn.
B. Có khả năng sát khuẩn.
C. Ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
D. Hấp thu các tia cực tím gây hại.
Câu 4: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, có thể tiến hành theo cách nào sau đây?
A. Cho nhanh nước vào axit.
B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF được bảo quản trong bình bằng:
A. Nhựa.
B.Kim loại.
C. Thủy tinh.
D. Gốm sứ.
Câu 6: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?
A. CO2.
B.CH4.
C. SO2.
D. NH3.
Câu 7: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.
B.Dung dịch NH3.
C. Dung dịch NaOH.
D.Dung dịch HCl.
Câu 8: Cho phương trình hóa học:
a FeSO4 + b KMnO4 + c NaHSO4 → x Fe2(SO4)3 + y K2SO4 + z MnSO4 + t Na2SO4 + u H2O
với a,b,c,x,y,z,t,u là các số nguyên tối giản.
Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là:
A. 28.
B.46.
C. 50
D. 52.
Câu 9: Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M+ và ion X–. Tổng số hạt electron trong Y bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X– là 2. Vị trí của nguyên tố M và X trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học là
A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA.
D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu 10: Cho các thí nghiệm sau:
1) Cho Mg vào dd H2SO4(loãng). 2) Cho Fe3O4 vào dd H2SO4(loãng).
3) Cho FeSO4 vào dd H2SO4(đặc ,nóng). 4) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).
5) Cho BaCl2 vào dd H2SO4(đặc ,nóng). 6) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(loãng)
Trong các thí nghiêm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là
A. 3s23p5
B. 2s22p4.
C. 3s23p4.
D. 3s23p3.
Câu 12: Cho các hạt vi mô: O2- (Z = 8); F – (Z = 9); Na, Na+ (Z = 11), Mg, Mg2+ (Z = 12), Al (Z = 13). Thứ tự giảm dần bán kính hạt là
A. Na, Mg, Al, Na+, Mg2+, O2-, F–
B. Na, Mg, Al, O2-, F– , Na+, Mg2+.
C. O2-, F–, Na, Na+, Mg, Mg2+, Al.
D. Na+, Mg2+, O2-, F–, Na, Mg, Al
Câu 13: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 14: Cho các nguyên tố X (Z = 11); Y(Z = 13); T(Z=17). Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Oxit và hiđroxit của X, Y, T đều là chất lưỡng tính.
B. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, T ở trạng thái cơ bản đều có 1 electron độc thân.
C. Các hợp chất tạo bởi X với T và Y với T đều là hợp chất ion.
D. Theo chiều X, Y, T bán kính của các nguyên tử tương ứng tăng dần.
Câu 15: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là:
A. 37.
B. 19.
C. 38
D. 18.
Câu 16: Ion M3+ có cấu hình e của khí hiếm Ne. Vị trí của M trong bảng hệ thống tuần hoàn là :
A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA.
B. Chu kỳ 2, nhóm VA.
C. Chu kỳ 3, nhóm IIIA.
D.Chu kỳ 3, nhóm IVA.
Câu 17: Cho phương trình hóa học của phản ứng X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất Y trong khoảng thời gian trên là:
A. 2,0. 10-4mol/(l.s).
B. 1,0. 10-4mol/(l.s)
.C. 4,0. 10-4mol/(l.s).
D. 8,0. 10-4mol/(l.s).
Câu 18: Cho các cân bằng sau:
Ở nhiệt độ xác định nếu KC của cân bằng (1)bằng 64 thì KC của cân bằng (2) là:
A. 4
B. 0,5
C. 0,25
D. 0,125.
Câu 19: Biết độ tan của NaCl trong 100 gam nước ở 900C là 50 gam và ở 00C là 35 gam. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 900C về 00C làm thoát ra bao nhiêu gam tinh thể NaCl?
A. 45 gam.
B. 55 gam.
C. 50 gam.
D. 60 gam.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí X. Hấp thụ toàn bộ khí X bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch KMnO4 0,05M. V có giá trị là:
A. 280 ml
B.172ml
C.188ml
D. 228 ml.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết