Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Chuyên Bắc Giang, Ngày thi THPT Quốc gia ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Tài Liệu Học Thi tham khảo tài liệu bộ
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Chuyên Bắc Giang có đáp án chi tiết kèm theo.
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn thí sinh ông tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi minh họa THPT môn Lịch sử
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1969) là
A. chính phủ đặc biệt của nhân dân miền Nam.
B. chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.
C. chính phủ bất hợp pháp của nhân dân Việt Nam.
D. chính phủ bí mật của nhân dân Việt Nam.
Câu 2: Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là
A. kháng chiến và kiến quốc.
B. xây dựng kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ đất nước
C. đấu tranh chính trị luôn kết hợp đấu tranh vũ trang
D. dựng nước luôn đi liền với giữ nước.
Câu 3: Một trong những điểm mới của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là
A. lực lượng.
B. kết quả.
C. hệ tư tưởng.
D. qui mô.
Câu 4: Quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa con người lên Mặt Trăng là
A. Liên Xô.
B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ.
D. Mĩ.
Câu 5: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam (1930 – 1975) do Đảng đề ra và thực hiện thành công là
A. tự do và chủ nghĩa xã hội.
B. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
D. cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội.
Câu 6: Có đúng không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954)?
A. Không, vì Anh và Mĩ là nững nước vào Đông Dương với tư cách đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Đúng, vì các nước Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Đúng, vì Anh và Mĩ đã tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
D. Không, vì thực dân Pháp mới là thủ phạm chính gây ra cuộc chiến tranh.
Câu 7: Phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. một phong trào yêu nước mang tính tự giác của nhân dân.
B. một phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến .
C. một cuộc khởi nghĩa nông dân tự phát.
D. một phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân theo khuynh hướng phong kiến
Câu 8: Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống Mĩ B. Clin tơn trong thập kỉ 90 không đề ra việc
A. đảm bảo an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
B. sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” ở nước ngoài để can thiệp vào nội bộ của nước khác.
C. tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật quân sự đảm bảo tính hiện đại về vũ trang.
D. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
Câu 9: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, khu vực, các dân tộc trên thế giới.
B. xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược .
C. sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
D. quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Câu 10: Việc chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải ở Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp nhằm mục đích
A. phục vụ sự phát triển kinh tế Đông Dương.
B. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài ở Đông Dương và mục đích quân sự.
C. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài ở Đông Dương.
D. dễ dàng đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 11: Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1954), miền Bắc đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ
A. cải cách ruộng đất.
B. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. tập thể hóa nông nghiệp.
Câu 12: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) là
A. chỉ cần đổi mới về lĩn vực kinh tế.
B. cần thay đổi mục tiêu về chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với tình hình thế giới.
C. chỉ cần đổi mới về hệ thống chính trị.
D. đổi mới toàn diện và đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Câu 13: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) có đoạn “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”. Tuyên ngôn đã khẳng định
A. ý chí quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do.
B. độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm .
C. chủ quyền của dân tộc Việt Nam về pháp lí và thực tiễn.
D. trên thực tế, nước Việt Nam độc lập đã ra đời.
Câu 14: Một trong những tờ báo tiếng Việt của tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. Nam Phong.
B. Chuông rè.
C. An Nam trẻ.
D. Tiếng dân.
Câu 15: Chiến lược toàn cầu ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ lúc đầu là một chiến lược mang tính
A. ngăn chặn.
B. tiến công.
C. tự vệ
D. phòng ngự.
Câu 16: Việc tiến hành thành công Minh Trị Duy tân của Nhật Bản (1868) đã đặt ra bài học kinh nghiệm gì đối với các nước hiện nay?
A. Cần hội nhập chủ động với thế giới, tăng cường hợp tác và tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.
B. Cần phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Cần đẩy mạnh các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ
D. Cần liên tục cải cách đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Câu 17: Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam bằng quân sự khi
A. phong trào Cần Vương chấm dứt (1896).
B. hiệp ước Hắc măng được kí kết (1883).
C. khởi nghĩa Yên Thế thất bại (1913).
D. hiệp ước Pa tơ nốt được kí kết (1884).
Câu 18: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tấn công…” là nghị quyết của
A. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
B. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
C. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975.
D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Câu 19: Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng là do
A. Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
B. sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
C. Pháp và Đức trở tành những đối trọng của Mĩ.
D. chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.
………….
Đề thi minh họa THPT môn Địa lý
Đề thi minh họa THPT môn Hóa học
Câu 1: Cho CH3CHO phản ứng với H2 ( xúc tác Ni, đun nóng), thu được
A. CH3COOH. B.HCOOH.
C. CH3OH. D . CH3CH2OH.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2?
A. C2H5OH. B.CH3NH2.
C. C6H5NH2. D. CH3COOH.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol CH3COOC2H5, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B.8,96.
C. 13,44. D. 4,48.
Câu 4: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W,Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Na . B.Fe.
C. Al. D. W
Câu 5: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Fe(NO3)2 ?
A. AgNO3. B.Ba(OH)2.
C. MgSO4. D. HCl.
Câu 6: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. nước vôi. B.phèn chua.
C . giấm ăn. D. muối ăn.
Câu 7: Protein có phản ứng màu biure với chất nào sau đây?
A.KOH. B.Ca(OH)2.
C. Cu(OH)2. D. NaOH.
Câu 8: Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?
A. KNO3. B.K2SO4 .
C. NaHCO3. D. BaCl2.
Câu 9: Cho các ứng dụng: dùng làm dung môi (1); dùng để tráng gương (2); dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, dùng làm dược phẩm (3); dùng trong công nghiệp thực phẩm (4). Những ứng dụng của este là
A. (1), (2), (4). B.(1), (3), (4) .
C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 10: Trong quá trình điện phân dung dịch KCl, ở cực dương ( anot) xảy ra
A. sự khử ion K+. B.sự oxi hóa ion K+.
C. sự khử ion Cl–. D. sự oxi hóa ion Cl–
Câu 11: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m là
A. 18,0. B.22,5.
C. 27,0. D. 13,5.
Câu 12: Cho các phát biểu về NH3 và NH4+ như sau:
(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3;
(2) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit;
(3) Trong NH3 và NH4+, đều có cộng hóa trị 3;
(4) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B.2
C. 3 D. 4
Câu 13: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. KOH. B.HNO3 loãng.
C. H2SO4 loãng. D. HCl.
Câu 14: Cho dãy các chất: dung dịch saccarozơ, glixerol, ancil etylic, natri axetat. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 2 B.4
C. 1 D. 3
Câu 15: Dung dịch HCl 0,01 M có pH bằng
A. 2 B.12
C. 1 D. 13
……………….
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết