Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 Sở GD&ĐT Đồng Nai, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Đồng Nai diễn ra trong 2 ngày 22 và 23/7. Sáng
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Đồng Nai diễn ra trong 2 ngày 22 và 23/7. Sáng 22/7 thi Toán, chiều Anh, còn sáng 23/7 thi Ngữ văn. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi, đáp án trong bài viết dưới đây để dễ dàng so sánh với bài thi của mình:
Xem Tắt
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Đồng Nai
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn
Sở GD&ĐT Đồng Nai ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Môn: Văn |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
(1) Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tốt cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi :”Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.
(2) Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:”Mẹ Con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, những con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy […] Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.
(Theo quatangyeu.vn)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn (1),
Câu 2 (0.5 điểm). Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác?
Câu 3 (1,0 điểm). Xét trong ngữ cảnh văn bản, câu nói của người cha: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm ấy nhằm mục đích gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng ý với quan điểm “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối việc và khó chịu” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ văn bản Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của việc biết chấp nhận sai sót của người khác.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Và:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ văn 9, Tập 1)
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2020
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Thành phần biệt lập tình thái: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó,
Câu 2. Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người là những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy
Câu 3 Câu nói của người cha: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.” đã vi phạm phương châm hội thoại về chất.
Việc vi phạm này giúp người cha muốn nói rằng, ông biết người vợ làm việc cả ngày rất mệt mỏi nên không thể chuẩn bị bữa tối tốt cho gia đình
Câu 4 Nêu quan điểm của em về “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối việc và khó chịu”
Đưa ra lập luận thuyết phục
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Giới thiệu vấn đề: chấp nhận sai sót của người khác
Đoạn văn tham khảo
Đoạn trích trong phần Đọc hiểu đã mang lại cho em rất nhiều thông điệp có ý nghĩa, nhưng tiêu biểu nhất là hãy học cách chấp nhận sai sót của người khác. Thật vậy, đó là một thông điệp vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Thực tế đã minh chứng, con người không bao giờ hoàn hảo, ai cũng tồn đọng những mặt hạn chế và mặt tích cực. Hơn hết, sẽ chẳng ai có thể thành công nhiều lần mà không phải trải qua một lần sai sót, thất bại nào. Vậy, trước những sai lầm của họ, bạn sẽ làm như thế nào? Có phải là trách phạt hay là mắng mỏ hay là chấp nhận sai phạm đó, cho họ một cơ hội nữa? Chắc có lẽ, đa số bạn sẽ xử phạt và không cho họ một cơ hội để làm lại từ đầu. Nhưng như vậy, chẳng phải là bạn sẽ rũ bỏ tất cả những cố gắng của họ. Chính bởi lẽ đó, ta phải học cách chấp nhận sai sót của người khác. Bên cạnh đó, hãy ủng hộ họ bởi biết đâu rằng, chính từ những sai sót đó lại làm nên thành công, giá trị của mỗi con người sau này. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng chấp nhận sai phạm của người khác. Ta sẽ chẳng thể tha thứ cho kẻ cứ tái phạm từ lỗi sai này đến lỗi sai khác. Qua đây, mỗi người hãy rèn luyện tri thức, kĩ năng và học cách tha thứ, ủng hộ sự khác biệt của một ai đó. Có như vậy, bạn mới sống lương thiện, nhân hậu và được mọi người yêu mến.
Câu 2 (5,0 điểm)
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Thân bài. Nêu cảm nhận
Khổ 1. Vẻ đẹp trong bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm.
Phạm Tiến Duật ghi lại những gian khổ mà người lính đã trải qua:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
– Lại một lần nữa, người đọc bắt gặp hình ảnh người lính lái xe trong cái vẻ ngang tàn, chấp nhận mọi thử thách: “Ừ thì ướt áo” như một tiếng tặc lưỡi. Luôn luôn là thái độ bất cần, chất chấp hoàn cảnh. Khó khăn,gian khổ cũng không làm ảnh hưởng đến ý chí của họ, không có gì ngăn nổi bánh xe lăn. Nhiệt huyết cách mạng của người lái xe không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng cung đường “lái trăm cây số nữa”. Những cung đường ấy trong mưa bom bão đạn phải trả bằng mồ hôi xương máu. Gian khổ là vậy, nhưng hình ảnh người lính lái xe vẫn phơi phới niềm tin, tràn đầy nghị lực:
“Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”
Một câu thơ với cấu trúc khá đặc biệt, có bảy từ mà đến sáu thanh bằng góp phần diễn tả sự lâng lâng bay bổng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã không chỉ có mưa bom bão đạn của kẻ thù mà còn có “mưa rừng Trường Sơn” – những cơn mưa lũ xối xả, nhưng người lính lái xe vẫn không hề chùn bước, ngại ngùng. Trái lại,như thép đã tôi luyện, họ càng dày dạn, vững vàng, coi mưa gió là chuyện bình thường. Ngồi sau vô lăng, chạy xe trong mưa rừng. tranh thủ từng phút vượt qua cung đường dài đầy nguy hiểm để đưa hàng tới đích phục vụ tiền phương. Câu thơ không chỉ là miêu tả, không chỉ là lời tự động viên, mà còn là một tâm hồn yêu đời lạc quan, một tính cách trẻ trung đầy chất lính.
Khổ 2. Hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
hủ cần trong xe có một trái tim.
– Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
– Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹcha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ.
Kết bài: Khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép. Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của những người con đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Đồng Nai 2020
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Đồng Nai
A. Multiple choice
I. Phát âm
1 – D; 2 – C;
II. Trọng âm
3 – A; 4 – D;
III. Chọn đáp án đúng
5 – B; 6 – A; 7 – C; 8 – B; 9 – D; 10 – A;
11 – B; 12 – C;
IV. Hoàn thành hội thoại
13 – A; 14 – E; 15 – F; 16 – B; 17 – G;
V. Điền từ đoạn văn
18 – C; 19 – D; 20 – B; 21 – A; 22 – A; 23 – C; 24 – B; 25 – C;
VI. Đọc đoạn văn
26 – D
27 – B
28 – A
29 – D
30 – C
31. Susan an arrived early in order to get a good seat.
32. The holidays were so cheap that they booked one immediately.
33. She didn’t wear a raincoat, so she got a cold. VIII.
34. was given a book for her birthday by her brother.
35. you (should) work harder on your pronunciation.
36. on studying English when she graduates in law.