Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Quảng Trị, Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 – 2021 Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị là tài liệu tham hữu ích
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Quảng Trị là tài liệu vô cùng hữu ích mà đội ngũ của Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh ngày hôm nay.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho các bạn học sinh nhanh chóng đối chiếu bài làm của mình cùng với đáp án của các đề thi vào lớp 10 năm 2020 của Quảng Trị. Sau đây, xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo tài liệu này.
Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2020
Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020
Sở GD&ĐT Quảng Trị ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn |
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
…Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất
Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên
Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:
– Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm
Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ.
(Trích Bức tranh của tôi – Nguyễn Duy)
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và tiêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ gợi em nhớ đến những câu thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 câu) trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống được nhà thơ gửi gắm trong hai câu thơ cuối: Anh không thể chỉ đắm say đắng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ.
Câu 2 (5,0 điểm) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020
I. Đọc hiểu:
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Biệt pháp tu từ liệt kê: hạt mưa, làn sương, cánh chim
– Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú, đa dạng của cuộc sống, niềm yêu thương, gắn bó, tình cảm nâng niu, trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc đời bình dị, thân thuộc.
Câu 3. Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ
– Nét vẽ đơn sơ: ở đây có thể hiểu là phải hành động, đóng góp cho cuộc đời.
=> Quan niệm sống được nhà thơ gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: mỗi con người không thể chỉ biết ngắm nhìn, hưởng thụ mà cần phải biết đóng góp, dù chỉ là một phần bé nhỏ, để làm nên vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống.
=> Liên hệ tới một trong hai khổ thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
II. Làm văn
Câu 1:
Hai dòng thơ cuối “Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơđã đem đến cho người đọc quan niệm sốnghết sức đúng đắn. Bằng những hình ảnh giản dị, Nguyễn Duy muốn khẳng định rằng mỗi con người không thể chỉ biết ngắm nhìn, hưởng thụ mà cần phải biết đóng góp, dù chỉ là một phần bé nhỏ, để làm nên vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống. Đó là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc. Vì phải có sự chung tay, góp sức của nhiều người, mới có thể tạo lập, gìn giữ một cuộc sống tốt đẹp. Không chỉ thế, sự cống hiến còn mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào… Bức tranh nào cũng được tạo nen từ những nét vẽ dẫu cho nó có đơn sơ đến mức như thế nào đi chăng nữa. Và bức tranh cuộc sống chỉ trở nên rực rỡ sắc màu khi mỗi người biết góp vào đó một nét vẽ, dù bé nhỏ, biết tham gia tíchcực, cống hiến cho tập thể, cuộc đời. Khi đó, chính họ sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân, tự hào và lạc quan hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận những người sống bàng quan với cuộc đời, thờ ơ với xã hội, chỉ biết hưởng thụ. Đó là những hành động đáng phê phán. Vậy nên, mỗi người cần giữ thái độ sống tích cực, hoà mình vào thiên nhiên, vào dòng chảy xã hội. Đồng thời, nỗ lực để “nét vẽ” của mình không chỉ“đơn sơ” mà thật đậm màu, rực rỡ, tận hiến. Điều đó sẽ làm nên giá trị cho sự tồn tại của mỗi người trong cuộc đời.
Câu 2:
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
– Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.
II. Thân bài:
– Khái quát hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái:
+ Sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.
+ Họ phải đối mặt đó là cuộc chiến đấu ác liệt và chính là công việc tổ trinh sát mặt đường – một công việc hơn cả nặng nhọc, đó là nhiệm vụ hiểm nghèo.
– Vẻ đẹp chung của ba cô gái:
+ Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hy sinh.
+ Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.
+ Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.
– Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong:
+ Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.
+ Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
+ Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.
III. Kết bài:
– Nêu cảm nhận chung của em về vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.