Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Bình Thuận, Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Bình Thuận có cả đáp án đi kèm, giúp các
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Bình Thuận có cả đáp án đi kèm, giúp các em so sánh với kết quả bài thi của mình thuận tiện hơn. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Xem Tắt
Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán Bình Thuận 2020
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Bình Thuận
>> Cập nhật
Đề thi vào lớp 10 môn Toán Bình Thuận
Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Bình Thuận 2020
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh Bình Thuận
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|
1 | B | 11 | A | 21 | A |
2 | A | 12 | A | 22 | C |
3 | D | 13 | D | 23 | T |
4 | C | 14 | B | 24 | F |
5 | C | 15 | D | 25 | T |
6 | D | 16 | C | ||
7 | B | 17 | B | ||
8 | C | 18 | D | ||
9 | A | 19 | D | ||
10 | D | 20 | B |
26. What are people in the countryside like?
➞ People in the countryside are simple, kind and hospitable and always willing to help each other
27. How do the farmers in small communities make a living?
➞ The farmers in small communities make a living by growing rice, raising cattle or making traditional crafts.
28. Do the farmers in villages wish health and luck for their families at the temples and pagodas?
➞ Yes, they do
29. ______ are concerned about the use of dynamite to catch fish. (ENVIRONMENT)
➞ environmentalists
30. We are talking about the preservation of ______ resources. (NATUREL)
➞ natural
31. carrying /you/for/ this/mind /me/would / suitcase/?
➞ Would you mind carrying this suitcase for me?
32. a large garden/ used to /I/with/a house / live in /.
➞ I used to live in a house with a large garden.
33. I’m sorry I can’t solve this problem.
➞ I wish I could solve this problem.
34. Hoa asked me:”Are you going to Hoi An tomorrow?”
➞ Hoa asked me if I was going to Hoi An the following day.
35. He collected these stamps five years ago.
➞ These stamps were collected by him five years ago.
36. Spending the weekend in the countryside is very exciting.
➞ It’s very exciting to spend the weekend in the countryside.
Đề thi vào lớp 10 môn Anh Bình Thuận
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Bình Thuận năm 2020
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Sở GD&ĐT Bình Thuận ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4.
Trích 1:
“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Câu 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm)
Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.195).
Câu 3. Tìm hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 4. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì ? Từ ngữ nào dùng để liên kết ? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm).
“Thời gian là vàng”.
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy ngẫm của bản thân về câu ngạn ngữ trên.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.156)
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Trích 1:
Câu 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Câu 2. Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng:
– Biển rất giàu đẹp: cho con người cá, cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong phú.
– Biển cả đối với ngư dân cũng rất ý nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ chờ che nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương.
Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”
Câu 3. hai từ láy được sử dụng: ngơ ngác, lạ lùn
Câu 4. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép thế: “con bé” = “nó”
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm).
*Dẫn dắt vào vấn đề: Có người từng nói: ”Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ nghĩa là chưa phát hiện giá trị của cuộc sống”. Thời gian là thứ có giá trị không thể nào đong đếm được.
*Bàn luận, phân tích
– Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.
– Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại, một khi đã qua đi không thể nào lấy lại được. Nếu để lỡ mất thời gian dù có hối tiếc cũng thể lấy lại được. (“Nếu một người cho bạn thời gian của của mình, anh ta không thể cho bạ món quà nào quý giá hơn nữa”)
– Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (con người, cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian).
– Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, …)
– Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người.
*Mở rộng vấn đề
– Quý trọng thời gian không có nghĩa là phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời.
– Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian.
– Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả, …
*Liên hệ bản thân
– Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.
– Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.
II. Phần làm văn
Câu 2.
Mở bài:
– Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
– Trích dẫn được 2 khổ thơ: là dòng cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
Thân bài: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
– Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm.
– Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.
– Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỷ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỷ niệm.
→ Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỷ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.
– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
Tổng kết:
*Nghệ thuật:
– Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
– Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.
– Hình ảnh vầng trăng – ánh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa.
*Nội dung:
– Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
– Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.