Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Hà Nam, Tài Liệu Học Thi xin mời các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tham khảo
Tài Liệu Học Thi xin mời các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tham khảo đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2022 sở GD&ĐT Hà Nam.
Thông qua việc ôn tập với đề thi này sẽ giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức của môn Toán đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
– Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
Câu 2:
– Hình ảnh chiếc xe được miêu tả qua các từ ngữ: không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.
– Những từ ngữ ấy gợi lên:
- Sự tàn tạ, hư hỏng của những chiếc xe vận chuyển
- Thể hiện sự tàn khốc, nguy hiểm, khốc liệt của chiến tranh mà những chiếc xe và người lính phải đối mặt
Câu 3:
– Biện pháp tu từ được sử dụng là hoán dụ, trong câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”
– Tác dụng: Hình ảnh “trái tim” là hoán dụ chỉ người lính lái xe nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược nhưng cũng mang nghĩa ẩn dụ: nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành, dũng cảm.
Câu 4:
Đoạn thơ nổi bật vì hình ảnh thơ độc đáo: những chiếc xe không có kính băng ra chiến trường. Bom đạn chiến tranh làm cho những chiếc xe ấy biến dạng và trần trụi. Điệp từ “không” nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi. Thế nhưng dường như những đau đớn, khó khăn, nguy hiểm ấy không là gì cả, chúng không thể nào ngăn được những chiếc xe vẫn băng băng tiến về miền Nam. Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất của người lính lái xe, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ một trái tim xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Trái tim như ngọn đèn, như mặt trời ở cuối bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khó.
Phần 2: Làm văn
Câu 1:
1. Mở đoạn
– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống
2. Thân đoạn (lấy dẫn chứng về con người trong đại dịch Covid 19)
– Giải thích: sự sẻ chia là gì?
– Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống (từng lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội)
– Ý nghĩa, vai trò to lớn của sự sẻ chia
– Tác hại của việc thiếu đi sự sẻ chia trong cuộc sống
– Những mặt trái của sự sẻ chia trong cuộc sống – thiểu số
– Hiện nay trong xã hội, sự sẻ chia có đang được lan tỏa mạnh mẽ không ? (nêu cả tích cực lẫn tiêu cực)
– Nêu những giải pháp, cách thức để lan tỏa những điều tích cực củasự sẻ chia trong công đồng.
– Liên hệ bản thân em
3. Kết đoạn
– Nêu suy nghĩ, quan điểm của em về vấn đề vừa bàn luận, 1 lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của sự sẻ chia.
Câu 2:
1. Mở bài
– Dẫn dắt từ khát vọng cống hiến của người trẻ hiện nay
– Giới thiệu sang tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long. Đi vào giới thiệu hình tượng nhân vật anh thanh niên.
2. Thân bài
a. Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống
– Xuất hiện trong lời giới thiệu của ông lại xe: đó là một trong những người cô độc nhất thế gian, thèm người.
– Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
– Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù.
⇒ Nghệ thuật miêu tả gián tiếp, trực tiếp được sử dụng để khắc họa hoàn cảnh sống thật đặc biệt: cô đơn, vắng vẻ của anh thanh niên
– Nơi ở và cách sống, cách sinh hoạt:
- Nơi ở: sạch sẽ với chiếc giường con, một bàn học, một giá sách.
- Cách sống, cách sinh hoạt: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách.
⇒ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm khắc họa nơi ở giản dị nhưng ngăn nắp, gọn gàng cùng cách sống rất đẹp của anh thanh niên
b. Công việc và suy nghĩ về công việc, về mọi người
– Công việc của anh thanh niên:
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu
⇒ Nghệ thuật liệt kê, kể, miêu tả => công việc của anh là một công việc đòi hỏi sự chính xác cao, đó cũng là một công việc nhiều vất vả, gian khổ, đồng thời qua đó cũng bộc lộ anh thanh niên là người yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
– Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc:
- Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
- Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc
⇒ Đây là những suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc và sâu sắc
– Khi anh suy nghĩ và nói về người khác:
- Anh kể về ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn.
- Anh khâm phục đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.
⇒ Anh nói về mọi người với một thái độ khiêm nhường, quý trọng những người lao động.
⇒ Anh thanh niên hiện lên chân thật, tận tụy, tin yêu cuộc sống.
c. Liên hệ đến lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
– Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì?
– Có những đặc điểm nào nổi bật?
– Có những ưu nhược điểm gì?
– Cá nhân em có lý tưởng sống như thế nào?
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên và lý tưởng sống của anh ấy
– Nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
– Mở rộng sang những lý tưởng sống cao đẹp của các nhân vật trong những tác phẩm khác mà em biết.