Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Hải Phòng, Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Hải Phòng bao gồm môn Toán, Ngữ văn, Tiếng
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Hải Phòng bao gồm môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh có đáp án kèm theo, giúp các em dễ dàng so sánh với kết quả bài thi của mình.
Xem Tắt
Đề thi Toán vào lớp 10 Hải Phòng năm 2020 – 2021
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán
Đề thi vào lớp 10 môn Toán
Đề thi tiếng Anh vào lớp 10 Hải Phòng năm 2020 – 2021
Đáp án mã đề 209
1 – D | 2 – B | 3 – B | 4 – C | 5 – A | 6 -C | 7 -A | 8 – A | 9 – B | 10 -C |
11 – B | 12 – C | 13 – A | 14 – D | 15 – D | 16 – C | 17 – B | 18 – D | 19 – A | 20 -D |
21 -C | 22 – C | 23 -D | 24 – B | 25 – B |
Đáp án mã đề 357
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|
1 | A | 11 | C | 21 | B |
2 | B | 12 | B | 22 | C |
3 | D | 13 | A | 23 | B |
4 | A | 14 | D | 24 | D |
5 | C | 15 | D | 25 | C |
6 | D | 16 | A | 26 | – |
7 | B | 17 | D | 27 | – |
8 | B | 18 | A | 28 | – |
9 | C | 19 | C | 29 | – |
10 | C | 20 | B | 30 | – |
Đáp án mã đề 570
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|
1 | D | 11 | A | 21 | B |
2 | D | 12 | D | 22 | C |
3 | A | 13 | C | 23 | C |
4 | C | 14 | C | 24 | B |
5 | B | 15 | D | 25 | B |
6 | A | 16 | C | 26 | – |
7 | A | 17 | A | 27 | – |
8 | D | 18 | B | 28 | – |
9 | D | 19 | D | 29 | – |
10 | A | 20 | B | 30 | – |
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Hải Phòng
Sở GD&ĐT Hải Phòng ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Văn |
Phần I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 155)
Câu 1 (0,5 điểm). Nếu xuất xứ của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:
“Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
– Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
– Ba… a… a… ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:
– Ba con, sao con không nhân?
– Không phải. – Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
– Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì?
– Ba không giống cái hình ba chụp với má-
– Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi
– Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biệế, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương – bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
– Ba đi rồi ba về với con.
– Không – Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 198, 199)
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2020
Phần I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Trích trong tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên: hình ảnh vầng trăng trong quá khứ, là người bạn thân thiết, tri kỉ
Câu 3 (1,0 điểm).
Nhân hóa, ẩn dụ “vầng trăng tình nghĩa”
– Giúp vầng trăng như một con người sống có tình, có nghĩa là người bạn đã có cùng những kỉ niệm đẹp không thể nào quên.
– Ẩn dụ ở đây cho những con người đã sống với sau đầy tình nghĩa: Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao.
Câu 4 (1,0 điểm). HS tự rút ra được bài học gì cho bản thân.
Gợi ý: Không quên nghĩa tình trong quá khứ.
Sống phải thủy chung, tình nghĩa.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Yêu cầu về hình thức: đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng – phân – hợp:
Vấn đề nghị luận: lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Dàn ý:
Giới thiệu vấn đề: lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Giải thích vấn đề:
– Lối sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa.
– Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản…
=> lối sống hòa hợp với thiên nhiên là cách chúng ta biết gần gũi, gán bó, bảo vệ, giúp đỡ, yêu mến thiên nhiên.
Bàn luận:
– Thiên nhiên là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
– Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
– Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên nhiên.
– Thiên nhiên là môi trường sống, bảo vệ và gắn bó với cuộc sống con người. Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người.
– Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người.
Phê phán những hành động phá hủy hoại thiên nhiên: Trong cuộc sống, còn có nhiều người không có tình yêu thiên nhiên. Họ sẵn sàng hủy hoại thiên nhiên chỉ vì lợi ích của bản thân.
Bài học về tình yêu và lối sống hòa hợp với thiên nhiên: Trách nhiệm của học sinh:
– Phải bảo vệ thiên nhiên.
– Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
– Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
Câu 2 (5,0 điểm).
Dàn ý tham khảo
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà
– Dẫn dắt vấn đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của bé Thu được miêu tả thông qua các tình huống truyện, qua đó ta càng cảm nhận rõ hơn về tình cảm cha con sâu nặng của không chiến tranh nào có thể tàn phá
Thân bài: Đây là khi chuẩn bị chia xa, tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận.
– Trước lúc ông Sáu lên đường:
+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
– Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
+ Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba xé lòng – tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”
+ Nó “ôm chặt lấy cổ ba”, “nói trong tiếng khóc” để giữ không cho ba đi.
+ Nó khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.
-> Tiếng khóc vừa là tiếng khóc của sự ân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách.
=> Qua những biểu hiện tâm lí và hành đông của bé Thu, người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của bé Thu. Sự cứng đầu, tưởng như ương ngạnh ở Thu là biểu hiện của một cá tính mạnh mẽ (cơ sở để sau này trở thành một cô giao liên mưu trí, dũng cảm). Tuy nhiên, cách thể hiện tình cảm của em vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ.
III. Kết bài
– Khẳng định nhân vật bé Thu được khắc họa vô cùng thành công với miêu tả sâu sắc, nhiều biến chuyển về tâm lý, giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha