Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Phú Thọ, Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Phú Thọ. Đề thi có
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Phú Thọ diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/7. Sáng 19/7 thi Văn, chiều Toán, còn sáng 20/7 thi Tiếng Anh. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi, đáp án trong bài viết dưới đây để dễ dàng so sánh với bài thi của mình:
Xem Tắt
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Phú Thọ năm 2020
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh Phú Thọ 2020
Câu I. Phát âm
1 – B; 2 – C; 3 – A; 4 – C:
Câu II. Chọn đáp án đúng
1 – A; 2 – C; 3 – D; 4 – B: 5 – D;
6 – C; 7 – B; 8 – D; 9 – D; 10 – B; 11 – C: 12 – A;
Đồng nghĩa
13 – A; 14 – B;
Giao tiếp
15 – D; 16 – B;
Câu III. Lỗi sai
1 – A; 2 – D; 3 – C:
Câu IV. Chia động từ
1 – was walking; 2 – has worked; 3 – helping; 4 – do;
Câu V. Chia dạng từ
1 -inventor;
2 – lovely;
3 – celebrations;
4 – irresponsibly;
Câu VI. Điền từ đoạn văn
1 – B; 2 – A; 3 – C; 4 – A;
Câu VII.
1 – It is located in the middle of the Pacific Ocean.
2 – Because it is called a tropical paradise.
3 – Yes, it is.
4 – You will have to take a short course for diving.
Câu VIII,
1 – C: 2 – A; 3 – D; 4 – C;
Câu IX.
1 – …. was taken to his hometown a few days ago by the Vietnamese airlines.
2 – ….she was trying her best to prepare for the upcoming examination then.
3 – …..you wear the mask and practise social distance, you may get the disease
4 – We haven’t gone out for a picnic with our classmates for two years.
5 – Nobody in the group is more generous than John.
6 – Despite be born in a poor family, he always make every efforts to study well.
Đề thi vào lớp 10 môn Anh Phú Thọ 2020
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020 Phú Thọ
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán Phú Thọ 2020
Phần I Trắc nghiệm
1 – A
2 – C
3 – D
4 – A
5 – B
6 – D
7 – D
8 – C
9 – C
10 – B
Phần II. Tự luận
Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán Phú Thọ 2020
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Phú Thọ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xep thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.132)
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của những người lính lái xe. Trường từ vựng đó góp phần thể hiện hoàn cảnh sống và chiến đấu như thế nào của họ?
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ.
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc làm chủ bản thân.
Câu 3 (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:
Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.186)
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn trên.
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Phú Thọ 2020
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Đoạn thơ được trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
b) Trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của người lính lái xe: kính, đèn, mui xe, thùng xe.
Tác dụng: khắc họa tô đậm rõ nét , chân thực sự tàn phá, hủy hoại khủng khiếp mà chiến tranh đem lại.
c) hoán dụ: trái tim.
Tác dụng: ý chí quyết tâm, lòng nhiệt huyết của người lính.
Câu 2 (2,0 điểm)
Giới thiệu vấn đề: làm chủ bản thân.
Bàn luận
– Giải thích: Làm chủ bản thân là làm chủ chính bản thân mình, luôn ý thức được những gì mình đang làm và luôn biết tự điều chỉnh hành vi đúng mực và phù hợp với thế giới xung quanh.
– Như thế nào là người biết làm chủ bản thân? Người có ý thức tự chủ bản thân luôn biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Họ không bao giờ nao núng hay hoang mang trước những khó khăn. Là những người có chính kiến, không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân.
– Tại sao cần phải làm chủ bản thân?
+ Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều có sự ràng buộc lẫn nhau. Nếu bạn không tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ sức lao động và đời sống của mình thì sẽ luôn phải sống phụ thuộc vào người khác.
+ Làm chủ bản thân giúp con người tránh được những việc làm sai trái, tinh thần trở nên sáng suốt.
+ Con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.
+ Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách hay cám dỗ của cuộc đời.
– Để làm chủ bản thân thì ta cần phải có sự tự tin, tự hoàn thiện bản thân mình, gây dựng một sự nghiệp vững chắc cho chính mình.
– Phê phán: lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có chính kiến.
Bài học nhận thức: Làm chủ bản thân là bước đầu hình thành đức tính tự lập. Người có tính tự lập sẽ làm chủ được sự nghiệp, làm chủ cuộc đời.
Câu 3 (6,0 điểm)
a) Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
– Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
b) Thân bài
* Khái quát về công việc của anh thanh niên
– Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
– Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn “thèm người”.
* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
– Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
– Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
– Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ có mưa tuyết, trời tối đen, “gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được”.
-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
– Thái độ của anh với công việc:
+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
– Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính…
– Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
– Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi…”
* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
– Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:
+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.
-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.
=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.
c) Kết bài
– Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
– Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.