Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Thái Bình, Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Thái Bình có cả đáp án đi kèm, giúp các
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Thái Bình có cả đáp án đi kèm, giúp các em so sánh với kết quả bài thi của mình thuận tiện hơn. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Xem Tắt
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn GDCD tỉnh Thái Bình năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn GDCD Thái Bình
Sở GD&ĐT Thái Bình ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Môn: GDCD |
Câu 1. (3,5 điểm)
a. Tự chủ là gì? Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Em hãy nêu hai tình huống cần phải có tính tự chủ và dự kiến cách ứng xử phù hợp.
b. Thế nào là năng động, sáng tạo?
Câu 2. (2,5 điểm)
a. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
b. Em hãy nêu hai truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện trong những ngày phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua ở nước ta. Với mỗi truyền thống, hãy chỉ ra hai minh chứng cụ thể.
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Thế nào là hôn nhân?
b. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về độ tuổi kết hôn?
c. Nếu trách nhiệm của công dân trong vấn đề hôn nhân.
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Vi phạm pháp luật là gì?
b. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Tình huống: H (15 tuổi – là học sinh lớp 9) lấy xe mô tô của bố để đi học. Hành vi của H thuộc loại vi phạm pháp luật nào? Vì sao?
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn GDCD Thái Bình
Câu 1. (3,5 điểm)
a. Tự chủ là gì?
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
Trả lời:
– Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống, con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp.
– Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.
– Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Em hãy nêu hai tình huống cần phải có tính tự chủ và dự kiến cách ứng xử phù hợp.
Tình huống 1: Bị người khác rủ rê tiêm chích ma tuý, hút thuốc lá
Ứng xử phù hợp: kiên quyết không tiêm chích, khuyên bảo họ nên từ bỏ những chất độc hại này.
* Tình huống 2: Hai bạn đánh nhau ở trong lớp
Ứng xử phù hợp: can ngăn, không bênh vực bạn nào, giải thích cho các bạn thấy được đó là hành vi sai
b. Thế nào là năng động, sáng tạo?
– Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
– Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi, tạo ra những giá trị mới.
Câu 2. (2,5 điểm)
a. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
– Truyền thống vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
– Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
b. Em hãy nêu hai truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện trong những ngày phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua ở nước ta. Với mỗi truyền thống, hãy chỉ ra hai minh chứng cụ thể.
– Truyền thống đoàn kết: Cùng đồng lòng chung sức “Chống dịch như chống giặc.”….
– Truyền thống nhân nghĩa: ATM gạo có mặt ở khắp mọi nơi, người người ủng hộ chiến sĩ, các khu cách ly…
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Thế nào là hôn nhân?
– Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận
– Nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
b. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về độ tuổi kết hôn?
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
c. Nếu trách nhiệm của công dân trong vấn đề hôn nhân.
– Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân
– Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Vi phạm pháp luật là gì?
– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Tình huống: H (15 tuổi – là học sinh lớp 9) lấy xe mô tô của bố để đi học. Hành vi của H thuộc loại vi phạm pháp luật nào? Vì sao?
Trả lời: H thuộc loại vi phạm pháp luật hành chính vì H chưa đủ tuổi quy định để lái xe.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Thái Bình năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Thái Bình
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Thái Bình
Câu 4
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Thái Bình
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1: (0,5 điểm)
Nghị luận
Câu 2: (0,5 điểm)
Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người
Câu 3: (1 điểm)
– Phép lặp: từ “đạo” ở cuối câu 1 được lặp lại ở đầu câu 2
– Phép thế: từ “điều ấy” ở câu 3 được dùng để thay thế cho phần nội dung “lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người” ở câu 2
Câu 4: (1 điểm)
Lối học hình thức là lối học chỉ để bồi đắp, thể hiện vào những thứ ở bên ngoài nhưng bên trong lại ít, ỏi, thiếu thốn. Đó là lối học chỉ cốt học vẹt, nhớ nhiều, biết nhiều, trình bày cầu kì, hoa mĩ những bản chất, nội dung thì không nhuần nhuyễn, vận dụng thuần thục được.
Câu 5: (1 điểm)
Theo em, lối học hình thức có thể dẫn đến nước mất nhà tan. Bởi khi lỗi học hình thức được mọi người hướng đến, ai ai cũng ca tụng được nhiều bài thơ hay, nhiều đạo lý tốt. Thế nhưng bên trong lại không thấy hiểu tường tận, bên ngoài thì không biết vận dụng vào thực tiễn. Như vậy, ngoài để dùng cho thi cử, trao đổi, thể hiện tài phú của bản thân, thì những kiến thức đã được học một cách hình thức ấy không thể giúp được gì cho thực tiễn của đất nước. Và một khi những sản phẩm của lối học hình thức không thể áp dụng vào cuộc sống được, thì nó không thể làm cho đất nước phát triển, giàu mạnh lên, cũng không giải quyết được các tình huống khó khăn. Khi đó đất nước chẳng mấy mà sẽ lụi bại dần.
Phần 2: Làm văn
Câu 1: (2 điểm)
1. Mở đoạn
– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận “sự cần thiết của lối sống giản dị”
2. Thân đoạn
a. Giải thích: giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.
b. Bàn luận (luôn có dẫn chứng cụ thể):
– Sống giản dị là một lối sống rất cần thiết và nên có trong cuộc sống hiện đại ngày nay
– Biểu hiện của lối sống giản dị (bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc…)
- Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
- Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối…
- Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.
– Tác dụng, ý nghĩa, vai trò của lối sống giản dị
- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè… góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.
- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, nhân ái.
– Hiện nay, giới trẻ đang lựa chọn cho mình lối sống như thế nào? Có nhiều người chọn lối sống giản dị không? (nêu cả đa số và thiểu số, tích cực và tiêu cực)
– Đưa ra các giải pháp, định hướng để giúp nâng cao giá trị và lan tỏa lối sống giản dị trong cộng đồng.
c. Mở rộng vấn đề
– Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện… giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.
– Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.
– Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
d. Liên hệ bản thân em
– Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.
– Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.
3. Kết đoạn
– Khái quát lại những quan điểm, thái độ của em về vấn đề cần bàn luận, 1 lần nữa khẳng định sự cần thiết của lối sống giản dị.
Câu 2: (4 điểm)
1. Mở bài
– Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt, bài thơ Bếp lửa, đi vào khổ thơ cần phân tích (khổ thơ cuối)
2. Thân bài
Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm:
→ Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:
– Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà
- Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ
- Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý
- Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương
- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu
→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt
– Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”
- Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương
– Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu
- Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội
- Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc
- Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương
3. Kết bài
– HS nêu những cảm nhận của mình về khổ thơ vừa phân tích
– HS nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật, nội dung khổ thơ
– Liên hệ đến hình ảnh người bà, tình cảm bà cháu ở những tác phẩm khác mà em biết