Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Tiền Giang, Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 tỉnh Tiền Giang. Đề thi
Tài Liệu Học Thi xin mời các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tham khảo Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 tỉnh Tiền Giang – có đáp án chi tiết kèm theo.
Thông qua việc ôn tập với đề thi này sẽ giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức của môn Văn, Toán đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Toán
Đáp án
Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Anh
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Anh
1-A | 2-B | 3-B | 4-B | 5-D | 6-A | 7-C | 8-A | 9-B | 10-C |
11-D | 12-A | 13- | 14-D | 15-A | 16-C | 17-A | 18-B | 19-A | 20-C |
21-B | 22-B | 23-A | 24-A | 25-C | 26-B | 27-B | 28-A | 29-C | 30-B |
31-B | 32-A | 33-C | 34-A | 35-A | 36-D | 37-B | 38-B | 39-B | 40-A |
Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Văn
Sở GD&ĐT Tiền Giang ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
“1) Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn học hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
(2) Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
(3) Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi ” vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí “ định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho ra 18 nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính cá một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành và thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp với công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?”
(dẫn theo Hà Anh, “Cảm ơn” và “xin lỗi” là biểu hiện của ứng xử văn hóa, https://www.nhandan.com.vn/ – Báo Nhân dân điện tử)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5 điểm)
Anh/chị hãy cho biết, lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng trong trường hợp nào?
Câu 2. (0,5 điểm)
Theo tác giả bài viết, “Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cả nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn, xin lỗi còn có tác dụng nào khác?
Câu 3. (1,0 điểm).
Ở đoạn (3), tác giả bài viết chỉ ra những nguyên nhân nào làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”? (Nêu ngắn gọn những nguyên nhân đó).
Câu 4. (1,0 điểm)
Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi), nói về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – dẫn theo | Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 131)
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Văn
I. Đọc hiểu
1. Lời “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” thường được dùng trong trường hợp khi nhận được sự giúp đỡ hoặc khi gây phiền toái cho người khác.
2. Trong nhiều trường hợp lời “cảm ơn” hay “xin lỗi” không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa những khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và cũng vì thế mà con người sống vị tha hơn.
3. Nguyên nhân:
– Sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử.
– Lối sống công nghiệp làm con người thay đổi.
– Bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi”.
4.
– Theo em, quan điểm “Cảm ơn và xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa” là đúng đắn.
– Vì: Qua “lời cảm ơn và xin lỗi”, chúng ta thấy được đó là một người sống có ý thức và trọng tình cảm. Họ biết tôn trọng sự giúp đỡ của người khác cũng như cảm thấy áy náy vì những phiền toái mà bản thân đã gây ra cho mọi người xung quanh.
II. Làm văn
Câu 1.
Tham khảo những nội dung chính cần triển khai:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống
– Giải thích
+ Xin lỗi”: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
+ Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
– Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
+ Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
+ Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
+ Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
+ Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
+ Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
+ Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
+ Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
+ Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.
+ Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.
– Bài học nhận thức và hành động
+ Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
+ Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
+ Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
+ Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.
– Kết luận: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống.
Câu 2:
Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính”. Tên bài thơ vừa độc đáo, vừa hiện thực, để lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ. Vì sao lại có sự không bình thường ấy? Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc, tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn, hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Với lối giải thích tự nhiên, đơn giản, câu thơ giàu chất văn xuôi, tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính. Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.
Thể thơ tự do phóng khoáng, hình ảnh cụ thể, nhịp thơ hai, hai, bốn biến đổi theo giọng thơ. Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường, súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”. Trong hoàn cảnh chiến tranh, các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.
Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống. Bom giật , bom rung, sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường, dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ, muốn làm trụi tất cả. Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe, sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.
Nhưng, nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy, dẫu nó tàn bạo, trong hai câu thơ vẫn không có một từ, một âm thanh, ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ, cay đắng. Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh, một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình. Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe , bằng lời thơ bình tĩnh, tự tin, hình ảnh với ngôn ngữ chân thật, tác giả ca ngợi phẩm chất, tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”
Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường. So với ý của hai câu trên , ý ở hai câu này có sự đối lập. Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ. Chiến trường “Bom giật, bom rung” dội xuống ác liệt, hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”. Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái. Các anh có bình tĩnh, ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải, chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính. Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi!