Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài thơ ‘Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra’ đã khắc họa hình ảnh bức tranh làng quê trầm lặng nhưng
Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã khắc họa hình ảnh bức tranh làng quê trầm lặng nhưng không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với thiên nhiên.
Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo tài liệu giới thiệu về tác giả Trần Nhân Tông, nội dung bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”.
Xem Tắt
I. Nội dung bài thơ Thiên Trường vãn vọng
Phiên âm
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch nghĩa
Sau thôn, trước thôn đều mờ mờ như khói phủ
Bên bóng chiều cảnh vật nửa như có nửa như không.
Trong tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về hết,
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống ruộng.
Dịch thơ
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không.
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
II. Đôi nét về Trần Nhân Tông
– Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông.
– Ông nổi tiếng là một vị vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang.
– Trần Nhân Tông theo đạo Phật, đến năm 1299 ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
– Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua mà còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
III. Giới thiệu về bài thơ Thiên Trường vãn vọng
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu. Cảnh sắc thiên nhiên ở phủ Thiên Trường.
- Phần 2. Hai câu sau. Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.