Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về tiếng khóc và nụ cười của bé Hồng trong Trong lòng mẹ, Với đoạn trích ‘Trong lòng mẹ’, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 8: Cảm
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” trong cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng là một trong những tác phẩm được học ở chương trình Ngữ Văn lớp 8.
Để giúp cho học sinh có thêm tài liệu ôn tập về tác phẩm trên, Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo Bài văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về tiếng khóc và nụ cười của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
Dàn ý cảm nhận về tiếng khóc và nụ cười của bé Hồng
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
– Dẫn dắt đến hình ảnh tiếng khóc và nụ cười của bé Hồng trong đoạn trích trên.
2. Thân bài
a. Hình ảnh giọt nước mắt
– Trong cuộc nói chuyện với bà cô về việc vào Thanh Hóa thăm mẹ.
- Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
- Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
=> Giọt nước mắt thể hiện những xót xa, tủi nhục mà cậu bé Hồng phải chịu đựng. Cũng như sự nhớ nhung dành cho người mẹ và sự căm tức những hủ tục đã chia cắt hai mẹ con của bé Hồng.
– Khi gặp lại mẹ: Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
=> Niềm sung sướng, hạnh phúc vô bờ của Hồng khi được gặp lại mẹ sau nhiều ngày xa cách.
b. Hình ảnh nụ cười
– Khi bà cô mỉm cười và hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hoa thăm mẹ, cậu bé Hồng cũng mỉm cười và đáp lại: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
=> Đó không phải là nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ. Nụ cười ấy thể hiện cậu bé Hồng đã hiểu rõ tâm địa của bà cô muốn reo rắt vào suy nghĩ của mình những ý nghĩ xấu xa về mẹ.
– Khi bà cô thông báo cho Hồng về việc mẹ có em bé. Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: “Sao cô biết mợ con có con?”.
=> Nụ cười trong tiếng khóc thể hiện một sự lảng tránh, tự vệ. Nụ cười thể hiện sự đau xót, uất ức của Hồng trước những lời nói cay độc của bà cô về mẹ.
c. Vai trò của hình ảnh nước mắt và nụ cười
– Nước mắt và nụ cười là hai hình ảnh biểu lộ cảm xúc của con người.
– Góp phần khắc họa được nội tâm cũng như tình cảm của nhân vật bé Hồng trong đoạn trích.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa hình ảnh nước mắt và nụ cười của bé Hồng.
Cảm nhận về tiếng khóc và nụ cười của bé Hồng – Mẫu 1
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh nước mắt và nụ cười của cậu bé Hồng.
Trong cuộc đối thoại với bà cô, Hồng đã suýt bật khóc khi được hỏi: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?”. Câu hỏi của bà cô đã khiến cậu nhớ đến mẹ. Hồng “tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt”, toan trả lời có”. Nhưng rồi nhận ra những ý nghĩ cay độc của bà cô, cậu cố kìm nén những giọt nước mắt chực trào ra khi cậu nhớ đến mẹ. Có thể thấy, Hồng là một đứa trẻ nhạy cảm, việc sớm phải đối mặt với cuộc sống tự lập nên cậu đã trở nên mạnh mẽ, biết che giấu đi những cảm xúc thật sự của chính mình. Trước sự quan tâm bất thường của bà cô “gọi tôi đến bên, cười hỏi”, Hồng đã “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” ấy, nên “cúi đầu không đáp”. Không chỉ vậy, Hồng còn rất thông minh khi biết cách tự bảo vệ bản thân bởi những lời nói đó: “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Đó không phải là nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ nữa. Nụ cười ấy thể hiện cậu đã hiểu rõ tâm địa của bà cô muốn reo rắt vào suy nghĩ của mình những ý nghĩ xấu xa về mẹ. Rồi bà cô lại tiếp tục kể cho Hồng nghe những câu chuyện về mẹ. Khi cô thông báo cho Hồng về việc mẹ có em bé: “Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
– Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”.
Những lời nói của bà cô cứ ám ảnh lấy tâm trí của câu. Để rồi đáp lại lời ba cô, Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi: “Sao cô biết mợ con có con?”. Nụ cười trong tiếng khóc thể hiện một sự tự vệ trước những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt của bà cô về mẹ của Hồng. Thương mẹ bao nhiêu, cậu càng cảm thấy căm ghét bà cô bấy nhiêu. Hình ảnh người cô đại diện cho những hủ tục đã đẩy Hồng và mẹ phải rơi vào hoàn cảnh chia cắt. Hồng không được sống cùng mẹ và hưởng sự chăm sóc của mẹ.
Hình ảnh nụ cười của người cô và cậu bé Hồng được nhà văn đặt vào trong thế đối lập. Nếu nụ cười của người cô đại diện cho những ý nghĩ xấu xa, đen tối muốn réo rắt vào đầu một cậu bé lòng căm ghét người mẹ của mình. Thì nụ cười của cậu bé Hồng lại thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, sớm hiểu chuyện và bao dung dành cho người mẹ của mình.
Trái ngược với nụ cười là giọt nước mắt. Giọt nước mắt xuất hiện trong hai hoàn cảnh: trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp lại mẹ. Khi người cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ. Thì cậu bé Hồng đã “cúi đầu xuống đất, lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay”. Câu hỏi của người cô đã gợi nhắc Hồng nhớ đến mẹ. Nỗi tủi thân, cô đơn khi không được sống trong tình yêu thương của cậu bị kìm nén bấy lâu chỉ chờ được bộc phát. Nhưng cậu đã đoán biết được ý nghĩ xấu xa của người cô. Chỉ đến khi nghe câu chuyện mẹ có em bé – hai tiếng “em bé” xoáy sâu vào tâm trí Hồng. Lúc này, nước mắt của cậu “đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Và “cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Giọt nước mắt thể hiện những xót xa, tủi nhục mà Hồng phải chịu đựng. Cũng như sự nhớ nhung dành cho người mẹ. Đó cũng là sự căm tức những hủ tục đã chia cắt hai mẹ con của bé Hồng. Tất cả những dồn nén bấy lâu nay bộc lộ quan những giọt nước mắt.
Đến khi gặp lại mẹ, Hồng dường như trở về là một đứa trẻ ngây thơ. Khi người mẹ “vừa kéo tay”, vừa “xoa đầu” và hỏi, thì Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Giọt nước mắt của sự đoàn tụ khiến người mẹ cũng sụt sùi theo: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà” rồi cậu được mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho”… Giọt nước mắt đã đưa cậu bé vào thế giới của tình mẹ, được tận hưởng niềm hạnh phúc “êm dịu vô cùng”, “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…”. Không còn là giọt nước mắt của cay đắng, tủi nhục như trước đó. Nước mắt lúc này là của niềm sung sướng, hạnh phúc vô bờ của Hồng khi được gặp lại mẹ sau nhiều ngày xa cách. Những giọt nước mắt của tình mẫu tử thiêng liêng.
Như vậy, nụ cười và nước mắt của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhưng nổi bật hơn cả là nó đã thể hiện được tình cảm mẫu tử thiêng liêng.
Cảm nhận về tiếng khóc và nụ cười của bé Hồng – Mẫu 2
“Những ngày thơ ấu” là cuốn hồi ký nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh. Và hình ảnh nụ cười và nước mắt của cậu bé Hồng đã góp phần khắc họa điều đó.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã kể lại cuộc đối thoại của người cô với Hồng về người mẹ bất hạnh của cậu. Cũng như việc Hồng được gặp lại mẹ sau nhiều tháng ngày xa cách.
Đầu tiên là hình ảnh nụ cười được khắc họa trong cuộc đối thoại với người cô. Khi cô gọi Hồng lại và hỏi “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?”. Câu hỏi ấy đã khiến cậu nhớ đến mẹ. Hồng “tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt”, toan trả lời có”. Nhưng vốn là một đứa trẻ nhạy cảm, cậu nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc của cô. Đó không phải là lời hỏi han tốt đẹp mà chỉ muốn réo rắt vào đầu cậu những ý nghĩ xấu xa về mẹ. Chính vì vậy, Hồng đã cố kìm nén những giọt nước mắt chực trào ra. Trước sự quan tâm bất thường của bà cô, Hồng đoán biết được sự giả tạo trong lời nói, cử chỉ ấy và không để cho cô Hồng đạt được mục đích.
Cậu cũng rất thông minh khi biết cách tự bảo vệ bản thân bởi những lời nói đó: “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Đây đâu phải là nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ. Mà là nụ cười của sự nhìn thấu tâm địa độc ác của cô.
Rồi cô lại tiếp tục kể cho Hồng nghe những câu chuyện về mẹ. Hình ảnh của cô: “Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ?”,
Những lời nói ấy đã xoáy lấy tâm trí cậu, khiến cậu cảm thấy vô cùng đau đớn. Để rồi đáp lại lời ba cô, Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi: “Sao cô biết mợ con có con?”. Nụ cười nhưng lại là trong tiếng khóc thể hiện một sự tự vệ trước những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt của bà cô về mẹ của Hồng. Thương mẹ bao nhiêu, cậu càng cảm thấy căm ghét bà cô bấy nhiêu. Hình ảnh người cô đại diện cho những hủ tục đã đẩy Hồng và mẹ phải rơi vào hoàn cảnh xa cách Cậu căm ghét thứ đã chia cắt mẹ con cậu bao nhiêu, cậu càng thương mẹ bấy nhiêu.
Tiếp theo là giọt nước mắt được xuất hiện trong hai hoàn cảnh: trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp lại mẹ. Khi người cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ. Thì cậu bé Hồng đã “cúi đầu xuống đất, lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay”. Câu hỏi của người cô đã gợi nhắc Hồng nhớ đến mẹ. Nỗi tủi thân, cô đơn khi không được sống trong tình yêu thương của cậu bị kìm nén bấy lâu chỉ chờ được bộc phát. Nhưng cậu đã đoán biết được ý nghĩ xấu xa của người cô. Chỉ đến khi nghe được câu chuyện của mẹ có em bé – hai tiếng “em bé” xoáy sâu vào tâm trí Hồng. Lúc này, nước mắt của cậu “đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Và “cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Giọt nước mắt thể hiện những xót xa, tủi nhục mà cậu bé Hồng phải chịu đựng. Cũng như sự nhớ nhung dành cho người mẹ và sự căm tức những hủ tục đã chia cắt hai mẹ con của bé Hồng. Tất cả những dồn nén bấy lâu nay bộc lộ quan những giọt nước mắt.
Đến khi gặp lại mẹ, Hồng dường như trở về là một đứa trẻ ngây thơ. Khi người mẹ “vừa kéo tay”, vừa “xoa đầu” và hỏi, thì Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Giọt nước mắt của sự đoàn tụ khiến người mẹ cũng sụt sùi: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” rồi được mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho”… Giọt nước mắt đã đưa cậu bé vào thế giới của tình mẹ, được tận hưởng niềm hạnh phúc “êm dịu vô cùng”, “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…”. Giọt nước mắt ở đây không còn là của những cay đắng, tủi nhục nữa. Mà nó là của niềm vui, sự sung sướng và hạnh phúc khi cậu được gặp lại mẹ, được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận hơi thở của mẹ. Tình mẫu tử thật thiêng liêng đến nhường nào: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Nước mắt, nụ cười là hai hình ảnh đã quá quen thuộc trong cuộc sống của con người. Nhưng khi nó xuất hiện trong tác phẩm văn học lại chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn.