Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2018-2019 tỉnh Thanh Hóa, Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2018-2019 tỉnh Thanh Hóa gồm 3 môn chính Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh. Thông
Mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo cấu Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2018-2019 tỉnh Thanh Hóa. Tài liệu này giúp các bạn học sinh nắm được mảng kiến thức cần ôn tập cũng như có hướng ôn luyện tốt hơn nhằm chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.
I- MÔN TIẾNG ANH
1. CẤU TRÚC ĐỀ THI (Dùng chung cho thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn thay cho môn tiếng Anh chung)
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. Nội dung đề thi
1. Ngữ âm
2. Từ vựng
3. Ngữ pháp
4. Đọc hiểu
5. Viết
Tổng điểm toàn bài 50 chia 5 qui về thang điểm 10
B. Cấu trúc đề thi
– Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
– Cấu trúc:
Ngữ âm: (5 câu hỏi tương đương 5 điểm)
Xác định đúng trọng âm của từ
Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm
Từ vựng: (5 câu hỏi tương đương 5 điểm)
1. Cấu tạo từ (Word formation)
2. Kết hợp từ (Collocation)
III. Dạng của động từ (5 câu hỏi tương đương 5 điểm)
IV. Ngữ pháp: (10 câu hỏi tương đương 10 điểm)
1. Mạo từ
2. Danh từ
3. Đại từ
4. Động từ
5. Tính từ
6. Trạng từ
7. Giới từ
8. Liên từ
9. Câu đơn, câu phức, các mệnh đề trong câu phức
10. Lối nói trực tiếp, gián tiếp, câu so sánh, câu điều kiện, thể chủ động, bị động….
V. Đọc hiểu: (15 câu hỏi tương đương 15 điểm)
1. Đọc hiểu 1: Đọc đoạn văn chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi
2. Đọc hiểu 2: Đọc đoạn văn, chọn từ, cụm từ điền vào ô trống
3. Đọc hiểu 3: Đọc đoạn văn, tìm từ điền vào ô trống
VI. Kỹ năng viết: (10 điểm)
1. Viết lại câu 1: Viết lại câu bắt đầu bằng từ gợi ý
2. Viết lại câu 2: Viết lại câu có từ gợi ý và sử dụng 1 từ cho sẵn
C. Loại câu hỏi:
Đề thi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
D. Độ khó của đề thi:
Tương đương độ khó của sách giáo khoa, sách bài tập, học sinh trung bình có thể làm được 50% trở lên.
2. CẤU TRÚC ĐỀ THI (Dùng cho thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên tiếng Anh)
A. Nội dung đề thi
1. Ngữ âm
2. Từ vựng
3. Ngữ pháp
4. Đọc hiểu
5. Viết
6. Nghe hiểu
Tổng điểm toàn bài 100 chia 10 qui về thang điểm 10
B. Cấu trúc đề thi
– Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
– Cấu trúc:
I. Ngữ âm: (5 câu hỏi tương đương 5 điểm)
1. Xác định đúng trọng âm của từ
2. Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm
II. Từ vựng: (15 câu hỏi tương đương 15 điểm)
1. Cấu tạo từ (Word formation)
2. Kết hợp từ (Collocation)
III. Ngữ pháp: (15 câu hỏi tương đương 15 điểm)
1. Mạo từ
2. Danh từ
3. Đại từ
4. Động từ (Thời của động từ, dạng thức của động từ, thể bị động)
5. Tính từ
6. Trạng từ
7. Giới từ
8. Liên từ
9. Câu đơn, câu phức, các mệnh đề trong câu phức
10. Lối nói trực tiếp, gián tiếp
11. Câu điều kiện
12. Từ hạn định
IV. Đọc hiểu: (30 câu hỏi tương đương 30 điểm)
Kiểm tra kỹ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, kỹ năng dự đoán ý, kỹ năng đọc lấy ý chính, lấy thông tin cụ thể, chính xác, kỹ năng tóm tắt ý….những đoạn văn có độ dài 200-300 từ theo các chủ điểm đã học.
V. Viết: (20 điểm)
1. Diễn đạt một ý bằng những cấu trúc câu khác nhau (Transformation)
2. Viết câu hoàn chỉnh dựa vào từ gợi ý (Sentence building)
3. Viết đoạn văn (paragraph) có độ dài 100-150 từ theo chủ điểm
VI. Nghe hiểu (15 điểm)
1. Nghe và xác định thông tin đúng, sai (Decide whether the statements are True or False. (5 points)
2. Nghe và điền từ vào ô trống (Fill in each blank with word (s)/number. (5 points)
3. Nghe và trả lời câu hỏi. (Answer questions: Multiple choice questions / Open – ended questions.) (5 points)
C. Loại câu hỏi:
Đề thi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
D. Độ khó của đề thi:
– 40% tương đương độ khó của sách giáo khoa, sách bài tập.
– 60% khó hơn độ khó của sách giáo khoa, sách bài tập.
II- MÔN NGỮ VĂN
1. CẤU TRÚC ĐỀ THI (Dùng cho thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn thay cho môn Ngữ văn chung)
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
CÂU 1 (2,0 điểm): TIẾNG VIỆT
– Các phương châm hội thoại
– Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
– Sự phát triển của từ vựng
– Các biện pháp tu từ
– Khởi ngữ
– Các thành phần biệt lập
– Nghĩa tường minh và hàm ý
CÂU II (3,0 điểm): NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 200 từ (khoảng 30 dòng tờ giấy thi)
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
CÂU III (5,0 điểm): NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Trọng tâm các tác phẩm sau đây:
– Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
– Truyện Kiều – Nguyễn Du; các đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9
– Đồng chí – Chính Hữu
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
– Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
– Bếp lửa – Bằng Việt
– Ánh trăng – Nguyễn Duy
– Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
– Viếng lăng Bác – Viễn Phương
– Sang thu – Hữu Thỉnh
– Nói với con – Y Phương
– Làng – Kim Lân
– Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long
– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
– Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
– Dô tả dô tà – Mạnh Lê
– Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang;
– Bố của Xi-mông;
2. CẤU TRÚC ĐỀ THI (Dùng cho thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Ngữ văn)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
CÂU 1 (2,0 điểm): TIẾNG VIỆT
– Các phương châm hội thoại
– Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
– Sự phát triển của từ vựng
– Khởi ngữ
– Các thành phần biệt lập
– Nghĩa tường minh và hàm ý
CÂU II (3,0 điểm): NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội dưới dạng đề mở.
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
CÂU III (5,0 điểm): NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học, kiến thức lý luận văn học theo đặc trưng thể loại để viết bài nghị luận văn học.
1. Văn xuôi
– Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
– Làng – Kim Lân
– Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long
– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
– Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
– Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang;
– Bố của Xi-mông;
– Một số văn bản nhật dụng
2. Thơ
– Truyện Kiều – Nguyễn Du
– Đồng chí – Chính Hữu
– Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
– Bếp lửa – Bằng Việt
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
– Viếng lăng Bác – Viễn Phương
– Ánh trăng – Nguyễn Duy
– Sang thu – Hữu Thỉnh
– Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
– Nói với con – Y Phương
– Bầu trời vuông– Nguyễn Duy
– Dô tả dô tà – Mạnh Lê
III- MÔN TOÁN
1. CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN TOÁN (Dùng cho thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn thay cho môn Toán chung)
Thời gian làm bài: 120 phút
I – Biểu thức đại số ( 2 điểm )
– Rút gọn biểu thức.
– Toán về giá trị của biểu thức hoặc biến số.
II – Hàm số, đồ thị và hệ phương trình ( 2 điểm)
- Đường thẳng y = ax + b hoặc parbol y = ax2.
- Hệ phương trình.
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
III – Phương trình bậc hai hoặc phương trình quy về bậc hai( 2 điểm)
- Phương trình bậc hai.
- Hệ thức Viét và ứng dụng.
- Phương trình quy về bậc hai.
IV – Hình học:( 3 điểm)
– Tứ giác nội tiếp.
– Hệ thức trong tam giác.
– Đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau.
– Ba điểm thẳng hàng .
– Độ dài đoạn thẳng .
– Số đo góc.
– Diện tích, thể tích.
– Quan hệ giữa đường thẳng.
– Cực trị hình học.
V – Phần dành cho học sinh khá, giỏi ( 1điểm)
– Bất đẳng thức.
– Cực trị.
2. CẤU TRÚC ĐỀ THI (Dùng cho thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Toán và chuyên Tin)
Thời gian làm bài: 150 phút
I – Biểu thức đại số ( 2 điểm )
– Biến đổi biểu thức
– Giá trị của biểu thức
II – Phương trình và hệ phương trình ( 2 điểm)
- Phương trình bậc hai, phương trình quy về bậc hai
- Hệ phương trình
III – Số học (2 điểm)
- Phương trình nghiệm nguyên
- Toán chia hết.
IV – Hình học:( 3 điểm)
– Tứ giác nội tiếp
– Hệ thức trong tam giác
– Đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau
– Ba điểm thẳng hàng .
– Độ dài đoạn thẳng
– Số đo cung, góc.
– Diện tích các hình
– Quan hệ giữa đường thẳng.
– Cực trị hình học.
– Tìm tập hợp điểm
V – Các bài toán khác (1điểm)
– Bất đẳng thức.
– Cực trị.
– Toán suy luận logic.
Ghi chú: Về đề thi các môn chuyên Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, thi vào THPT chuyên Lam Sơn ngoài bốn môn (Toán, Tin học, Ngữ Văn, Tiếng Anh) đã nêu trên vẫn áp dụng Cấu trúc đề thi tuyển sinh như năm học 2017-2018 tại Thông báo số 2189/TB-SGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Sở GDĐT.