Xem Tắt
- 1 Luyện từ và câu: So sánh trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- 1.1 Soạn bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- 1.2 Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- 1.3 Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- 1.4 Soạn bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- 1.5 Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- 1.6 Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- 1.7 Soạn bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- 1.8 Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- 1.9 Soạn bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- 2 Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học hay nhất
- 3 Dàn ý phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học
- 4 Soạn bài So sánh
- 5 Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh
Luyện từ và câu: So sánh trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Câu 1
Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau :
a) Bế cháu ông thủ thỉ :
Cháu khỏe hơn ông nhiều.
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
PHẠM CÚC
b) Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
TRẦN ĐĂNG KHOA
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
TRẦN QUỐC MINH
Phương pháp giải:
Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.
Lời giải chi tiết:
a)Các hình ảnh so sánh :
– Sức cháu được so sánh với sức ông: Cháu khỏehơnông nhiều.
– Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.
– Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh.
b) Hình ảnh so sánh :
– Trăng được so sánh với đèn : Trăng khuya sánghơnđèn.
c) Hình ảnh so sánh :
– Những ngôi sao được so sánh với mẹ : Những ngôi sao thức ngoài kia /Chẳng bằngmẹ đã thức vì chúng con
– Mẹ được so sánh với ngọn gió của con: Mẹlàngọn gió của con suốt đời
Câu 2
Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ trên :
Phương pháp giải:
Các từ so sánh thường dùng để chỉ sự ngang bằng hoặc hơn kém.
Lời giải chi tiết:
– Các từ so sánh đó là: hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là.
Câu 3
Tìm các sự vật được so sánh trong đoạn thơ sau :
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
TRẦN ĐĂNG KHOA
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các sự vật đượcso sánh :
– Quả dừa được so sánh với đàn lợn
– Tàu dừa được so sánh với chiếc lược
Câu 4
Hãy tìm từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
Phương pháp giải:
Ở những câu thơ trên bài 3 chưa có từ so sánh (chỉ dùng dấu gạch ngang). Em hãy thêm từ chỉ sự so sánh ngang bằng để hoàn thành câu. Ví dụ:như, là, tựa như, tựa là, giống như, giống,…
Lời giải chi tiết:
Quả dừa
như, là, tựa như, tựa là, giống như
đàn lợn con nằm trên cao
Tàu dừa
như, là, tựa như, tựa là, giống như
chiếc lược chải vào mây xanh
Loigiaihay.com
-
Soạn bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
-
Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Giải câu 1, 2 bài Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống :
-
Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt tập 1. Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
-
Soạn bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu ?
-
Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 3. Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :
-
Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
-
Soạn bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ?
-
Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 4. Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi
-
Soạn bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học hay nhất
- Dàn ý phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học
- Đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh trong Tôi đi học
- Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học – Mẫu 1
- Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học – Mẫu 2
- Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học – Mẫu 3
Dàn ý phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học
A. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là một tác phẩm khá thành công của nhà văn Thanh Tịnh, đặc biệt là ở nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
– Nêu vấn đề: Sử dụng nghệ thuật so sánh vô cùng thành công, vừa gần gũi thân thuộc, lại vừa trong sáng, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của nhân vật chính là một trong những thành công lớn về nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Phân tích các hình ảnh so sánh
* Hình ảnh so sánh trong đoạn hồi tưởng
“…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”: Hình ảnh “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng gợi ra cho người đọc một cảm giác trong sáng, nhẹ nhàng mà đầy đẹp đẽ.
* Hình ảnh so sánh trong đoạn kỉ niệm trên đường đến trường
– “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” : Hình ảnh “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” gợi sự bay bổng, nhẹ nhàng, thoáng chốc, có chút mộng mơ, ngây thơ. Việc so sánh một khái niệm vô hình (ý nghĩ) với một vật thể hữu hình (làn mây) đã thể hiện sự ngây ngô, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn trẻ thơ.
* Hình ảnh so sánh trong đoạn nhân vật tôi tập trung ở sân trường:
– “ …trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”: So sánh trường học với nơi linh thiêng, trang trọng như ngôi đình cổ kính đã cho thấy niềm tự hào, trân trọng, thái độ nghiêm túc pha chút hài hước, ngây ngô của cậu học trò nhỏ với ngôi trường thân thương.
– “ Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”: Hình ảnh so sánh rất tinh tế. Nó vừa diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang…..
Luận điểm 2: Hiệu quả của các hình ảnh so sánh tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật
– Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với những hình ảnh so sánh vừa gần gũi thân thuộc lại vừa vô cùng trong sáng lãng mạn, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của học trò, sự ngây ngô, đáng yêu và những suy nghĩ của cậu về thế giới xung quanh.
C. Kết bài:
– Khẳng định lại hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp so sánh: Tạo ra thành công về nghệ thuật, hấp dẫn người đọc, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Soạn bài So sánh
I – So sánh là gì ?
1. Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau :
a)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) […] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
2. Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì ?
3. Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau ?
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Tạ Duy Anh)
II – Cấu tạo của phép so sánh
1. Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây :
Vế A(sự vật được so sánh)Phương diện so sánhTừ so sánhVế B(sự vật dùng để so sánh)2.Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.3. Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt ?a)Trường Sơn : chí lớn ông chaCửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.(Lê Anh Xuân)b) Như tre mỏng thẳng, con người không chịu khuất.(Thép Mới)III – Luyện tập1. Với mỗi mãu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ :a) So sánh đồng loại- So sánh người với người : Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền(Lời bài hát)- So sánh vật với vật :Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […](Vũ Tú Nam)b) So sánh khác loại- So sánh vật với người : Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh.(Đồng Xuân Lan)Bà như quả đã chín rồiCàng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.(Võ Thanh An)- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :Trường Sơn : chí lớn ông chaCửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.(Lê Anh Xuân)Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.(Ca dao)2. Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh :- khỏe như …- đen như …- trắng như …- cao như …3. Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.4. Chính tả (nghe – viết) : Sông nước Cà Mau (từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai).Lời giải:
I – So sánh là gì ?
Câu 1 :Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau :
a)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b)[…] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Những tập hợp từ chứa hình ánh so sánh là :
a) búp trên cành
b) hai dãy trường thành vô tận
Câu 2 :Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
– Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:+Trẻ em so sánh với búp trên cành+Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận.- Sở dĩ có thể so sánh được như vậy bởi vì giữa hai vế có những nét tương đồng.- Mục đích so sánh là để:+ Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.+ Gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.+ Khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt.
Câu 3 :Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau ?
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Tạ Duy Anh)
Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém (to hơn), không giống như sự so sánh ngang bằng (như) trong các ví dụ trên.
Ghi nhớ :
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II – Cấu tạo của phép so sánh
Câu 1 :Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây :
Vế A(sự vật được so sánh)Phương diện so sánhTừ so sánhVế B(sự vật dùng để so sánh)Trẻ emnon trẻnhưbúp trên cànhRừng đướcdựng lên cao ngấtnhưhai dãy trường thành vô tậnCon mèo vằnvào tranhto hơn cảcon hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến
Câu 2 :Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.
Một số từ so sánh khác : là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu… bấy nhiêu,…Câu 3 :Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt ?a)Trường Sơn : chí lớn ông chaCửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.(Lê Anh Xuân)b)Như tre mỏng thẳng, con người không chịu khuất.(Thép Mới)Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ :a) Dùng dấu hai chấm để thay cho từ so sánhb) Đảo vị trị của hai vế. Đáng lẽ viết là : “Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng”.
Ghi nhớ :- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm :+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều :+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
III – Luyện tậpCâu 1 :Với mỗi mãu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ :a)So sánh đồng loại- So sánh người với người : Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ(Tố Hữu)- So sánh vật với vật :Tiếng suối trong như tiếng hát xa(Hồ Chí Minh)b) So sánh khác loại- So sánh vật với người :Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.(Đoàn Giỏi)- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.(Ca dao)Câu 2 :Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh :– khỏe như …- đen như …- trắng như …- cao như …Trả lời :Những thành ngữ hoàn chỉnh :- khỏe như voi– đen như than– trắng như tuyết– cao như núiCâu 3 :Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.– Bài học đường đời đầu tiên :+ Những ngọn cỏ … vừa lia qua.+ Hai cái răng đen nhánh … máy làm vieejv.+ Cái chàng Dế Choắt … nghiện thuốc phiện.+ Đã thanh niên rồi … áo gi-lê.+ Chú mày … chịu được.+ Đến khi định thần … đánh nhau.+ Mỏ Cốc … xuyên cả đất.+ Như đã hả cơn tức … vừa gây ra.- Sông nước Cà Mau :+ Càng đổ dần về … như mạng nhện.+ […] gọi là kênh Bọ Mắt … như những đám mây nhỏ, […].+ Dòng sông Năm Căn … những đầu sóng trắng.+ […] trông hai bên bờ … tường thành vô tận.+ […] những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, […]+ […] những ngôi nhà bè … những khu phố nổ, […]+ […] đã điểm tô … vùng rừng Cà Mau.Câu 4 :Chính tả (nghe – viết) : Sông nước Cà Mau (từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai).Học sinh tự thực hiện Giải các bài tập Bài 19 SGK Ngữ văn 6 •Sông nước Cà Mau •So sánh •Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tảBài trước Bài sau
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh
1. Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
Các từ chỉ sự vật
Trả lời : Các từ chỉ sự vật là : tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.
2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
d) Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
Trả lời: Những sự vật được so sánh với nhau.
a) Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”.
d) Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.
3. Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Ví dụ : Có thể chọn hình ảnh: dấu hỏi giống như một vành tai nhỏ vì đó là nhận xét đúng. Cái dấu hỏi cũng tròn và cong như một vành tai người.
———————HẾT——————–
Bên cạnh Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong SGK Tiếng Việt lớp 3 như Soạn bài Tập đọc Đơn xin vào đội hay phần Soạn bài Chơi chuyền, Chính tả nghe viết nhằm củng cố kiến thức Tiếng Việt lớp 3 của mình
Với nội dung Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh các em sẽ được củng cố vốn từ vựng về từ chỉ vật và bước đầu làm quen với phép so sánh trong miêu tả sự vật, sự việc.
Video liên quan