Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về lối sống giản dị của con người, Dàn ý nghị luận về lối sống giản dị của con người gồm 2 mẫu, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm
Dàn ý nghị luận về lối sống giản dị của con người gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, rèn luyện được cách lập dàn ý, triển khai các ý sẽ viết trong bài một cách mạch lạc, tự nhiên nhất.
Bên cạnh đó các bạn học sinh tham khảo thêm rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12. Chúc các bạn học tốt.
Dàn ý nghị luận về lối sống giản dị – Mẫu 1
I. Mở bài
Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.
II. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
– Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.
2. Bàn luận
a) Biểu hiện của lối sống giản dị
– Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc…
- Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
- Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối…
- Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
– Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.
b) Tác dụng của lối sống giản dị
- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè… góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.
- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, nhân ái.
c) Mở rộng, phản đề
- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện… giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.
- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.
- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.
- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.
III. Kết bài
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.
Xem thêm: Nghị luận về lối sống giản dị của một con người
Dàn ý nghị luận về lối sống giản dị – Mẫu 2
I. Mở bài:
– Xã hội hiện đại, văn minh và xu thế thay đổi trong lối sống.
– Sự cần thiết của việc trở lại với lối sống giản dị.
II. Thân bài:
1. Trình bày nhận thức về vấn đề:
– Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên. Sống giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết.
– Biểu hiện:
- Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
- Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối,…
- Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
– Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.
2. Đánh giá giá trị của lối sống giản dị:
– Tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống.
– Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
– Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
3. Chứng minh:
– Tấm gương của Hồ Chủ tịch: dép cao su, áo vải, mà “hồn muôn trượng” vì luôn dành cả trái tim mình cho Tổ quốc, nhân dân. Vì thế sự sống của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian.
– Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn.
4. Đề xuất ỷ kiến:
– Đế sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
– Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng môi quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Đó là cách sông đế có được sự quý mến của những người bạn chân chính.
III. Kết bài:
Có thể kể ngắn gọn một câu chuyện nhỏ, một sự việc có thật trong đời sống làm cơ sở để rút ra bài học và những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, thấm thìa.