Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ em chết sơ sinh, Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ em chết sơ sinh
Xem Tắt
- 1 Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ em chết sơ sinh như sau:
- 1.1 1) Trình tự thực hiện:
- 1.2 2) Cách thức thực hiện:
- 1.3 3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 1.4 4) Thời hạn giải quyết:
- 1.5 5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- 1.6 6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- 1.7 7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- 1.8 8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- 1.9 9) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- 2 Các bạn có thể tham khảo thêm mẫu giấy báo tử sau:
Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ em chết sơ sinh như sau:
1) Trình tự thực hiện:
– Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đến tại Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
– Sau khi kiểm tra đã đầy đủ hồ sơ, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp ghi vào sổ đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, 1 bản chính đăng ký khai sinh, 1 bản chính đăng ký khai tử.
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp 01 bản chính giấy khai sinh, 01 giấy khai tử cho đương sự bản sao giấy khai sinh và khai tử cấp theo yêu cầu của đương sự.
– Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Ủy ban nhân dân cấp xã.
2) Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Giấy chứng sinh của trẻ (kích vào nút Tải về để tải giấy này).
+ Đề nghị báo tử (do gia đình trẻ em viết) hoặc giấy báo tử.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4) Thời hạn giải quyết:
– Trong ngày làm việc.
5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân.
6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy khai sinh, Giấy chứng tử.
8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trẻ em sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử.
9) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (kích vào nút Tải về để xem Nghị định này).
– Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
– Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/03/2010 của Bộ tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
Các bạn có thể tham khảo thêm mẫu giấy báo tử sau:
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: /UBND-GBT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………., ngày …… tháng ….. năm ….. |
GIẤY BÁO TỬ
Họ tên người báo tử: ………………………………………………….., sinh năm ……………………………..
Quan hệ với người chết: ……………………………………………………………………………………………
Họ tên người chết: ……………………………………………………………. Giới tính ……………………….
Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………………………………………
Dân tộc: ……………………………….. Quốc tịch …………………………………………………………………
Nơi thường trú/tạm trú: …………………………………………………………………………………………….
Đã chết vào lúc: ………… giờ …….. phút, ngày ……… tháng …… năm ……………………..
Nơi chết: …………………………………………………………………………………………………………………
Nguyên nhân chết: …………………………………………………………………………………………………..
Download biểu mẫu để xem thêm chi tiết