Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT, Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT giúp thầy cô tham
Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình tập huấn Mô đun 9.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 THCS. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết để có thêm kinh nghiệm hoàn thành khóa tập huấn Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THPT.
Câu hỏi ôn tập Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT
Câu 1. Hoạt động chăm sóc gia đình thuộc mạch nội dung nào trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở THPT?
Đáp án: Hoạt động hướng đến xã hội
Câu 2. Tên gọi nào sau đây KHÔNG phải là tên của loại hình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường ở trường THPT?
Đáp án: Hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Câu 3. Sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong một chủ đề.
Câu trả lời:
1 – Khởi động
2 – Khám phá
3 – Luyện tập
4 – Vận dụng, mở rộng
Câu 4. “Phương pháp lao động công ích thuộc phương thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nào?”
Đáp án: Cống hiến
Câu 5. Phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, mang lại hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh, từ đó, tạo ra sự thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực của HS là nội hàm của phương pháp tổ chức hoạt động:
Đáp án: Hội thi
Câu 6. Đánh giá để cải tiến học tập thường diễn ra vào:
Đáp án: Trước và trong khi dạy
Câu 7. Chủ đề trải nghiệm, hướng nghiệp trong đó có mục tiêu yêu cầu HS nêu được ý nghĩa của cảm xúc khi thực hiện hành vi lịch sự và thể hiện được hành vi yêu thương với bạn bè là chủ đề thuộc mạch nội dung hướng vào:
Đáp án: Bản thân
Câu 8. Trong một chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp học sinh được yêu cầu phải tạo ra được các sản phẩm từ vật liệu tái chế (theo nhóm) và biểu diễn được trang phục từ vật liệu tái chế do nhóm tạo. Trong trường hợp này, phương pháp giáo dục nào nên được giáo viên sử dụng nhằm lôi cuốn được sự tham gia của học sinh, tạo động lực để các nhóm cùng phấn đấu, thi đua với nhau?
Đáp án: Hội thi
Câu 9. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhằm hướng tới yêu cầu cần đạt: “Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai” (Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11), giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ nhóm đôi. Giáo viên nên sử dụng phương pháp đánh giá nào để có thể đánh giá phần trình bày của các nhóm đôi một cách phù hợp nhất?
Đáp án: Vấn đáp
Câu 10. Với yêu cầu cần đạt “Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hoá mạng xã hội” (Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, 11), giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh xây dựng và thực hiện được 01 kế hoạch truyền thống về chủ đề này. Giáo viên nên sử dụng phương pháp đánh giá nào để vừa có thể đánh giá được nội dung và hình thức của bản kế hoạch truyền thông, đồng thời đánh giá được phần thể hiện hoạt động truyền thông của mỗi nhóm?
Đáp án: Quan sát; Đánh giá qua sản phẩm hoạt động