Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11, Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi học kì 2 sắp tới. Với
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi học kì 2 sắp tới. Với nội dung bám sát chương trình học, các em sẽ nhanh chóng nắm vững những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao để làm bài thi đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Câu 1: Em hãy cho biết phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Sau Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước
- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.
- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm.
Câu 2: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương?
1885 – 1888:
- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ.
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng….
- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.
1888 – 1896:
- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê… Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.
Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
Tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 3: Em hiểu thế nào về phong trào Cần Vương? Trình by nội dung cơ bản và ý nghĩa của chiếu Cần Vương?
Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.
Nội dung:
- Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.
Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.
Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt.
Trước đây nhà Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy phong trào “Cần vương” đã nhanh chóng quy tụ được lực lượng.
Câu 4: Đánh giá về phong trào Cần vương
Ưu điểm:
- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
- Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
Hạn chế:
- Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
- Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa. Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
Câu 5: Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Nguyên nhân thất bại
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
- Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy…).
- Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…
Bài học kinh nghiệm:
- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương.
Câu 6: Nêu đặc điểm chung và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương.
* Đặc điểm chung:
- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
- Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
- Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
- Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế.
- Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp.
- Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.
=> Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Download file PDF hoặc Word về tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11