Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12, Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 được biên soạn kỹ lưỡng, hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong sách
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 được biên soạn kỹ lưỡng, hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa, giúp các em ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
Câu 1. Chủ trương đổi mới của Đại hội VI (12/1986) là:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước.
Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là:
A. Thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.
B. Đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế, chính trị.
C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Câu 3. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là:
A. Khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị ở miền Nam.
C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Câu 4. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ hai trên cả nước được được tiến hành vào:
A. Ngày 21/11/1975. B. Ngày 21/11/1976.
C. Ngày 24/6/1976. D. Ngày 25/4/1976.
Câu 5. Ở chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976, Bộ Chính trị nhấn mạnh điều gì?
A. “Cả năm 1975 là yếu tố thuận lợi”. B. “Cả năm 1975 là thời cơ”.
C. “Cả năm 1975 là cơ hội khách quan”. D. “Cả năm 1975 là cơ hội vàng”.
Câu 6. Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
A. Hiệp định Pari năm 1973.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 7. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn:
A. Từ tiến công chiến lược phát triển nhanh thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
B. Tiến công chiến lược trên quy mô rộng khắp ở Tây Nguyên.
C. Tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn.
D. Tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 8. Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 7/1973, đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì?
A. Bảo vệ vùng giải phóng.
B. Bảo vệ những thành quả của cách mạng.
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Câu 9. Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh của Mĩ: “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
A. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
B. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
C. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
D. Đều tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
Câu 10. Chiến thắng nào của quân ta đã được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ”?
A. Chiến thắng Núi Thành. B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 11. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cách mạng nước ta?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 12. Quân Mĩ giữ vai trò như thế nào trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)?
A. Lực lượng chủ yếu. B. Cố vấn chỉ huy.
C. Lực lượng hỗ trợ. D. Lực lượng phòng bị.
Câu 13. Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Chương trình bình định. B. Chiến thuật “trực thăng vận”.
C. Quân đội Sài Gòn. D. “Ấp chiến lược”.
Câu 14. Chiến thắng của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là
A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Ba Gia.
Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) là:
A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Thức tỉnh lực lượng tay sai miền Nam.
Câu 16. Trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava thu đông 1953 – 1954, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở
A. Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
B. Trung Bộ và Nam Đông Dương, tiến công Bắc Bộ.
C. Cả hai miền Nam Bắc.
D. Nam Đông Dương.
Download file PDF hoặc Word về tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12