Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017 – 2018, Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017 – 2018 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức,
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017 – 2018 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác nhất. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017 – 2018 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức, nhanh chóng nắm bắt kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9
HỌC KÌ II NĂM 2017-2018
1. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì và giải thích nguyên nhân ?
Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng:
– Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn -> cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao giảm, bắp dị dạng, hạt ít.
– Ở động vật: do giao phối gần -> thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
2. Thoái hóa, giao phối gần là gì ? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây hiện tượng thoái hóa ? Ví dụ.
– Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.
– Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
– Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây hiện tượng thoái hóa: Do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Ví dụ: ở cây ngô chiều cao thấp, hạt ít; ở ĐV: Gà con có đầu dị dạng.
3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống?
Trong chọn giống người ta dùng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
4. Ưu thế lai là gì ? Cho ví dụ về ưu thế lai?
Trả lời:
*Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng. Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Cho ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai..
Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai
5. Cơ sở di truyền của ưu thế lai ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ?
*Cơ sở di truyền của UTL (Nguyên nhân):
– Tính trạng số lượng (hình thái và năng suất) do nhiều gen trội quy định.
– Khi lai hai dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp (chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội)
VD: AAbbCC x aaBBcc
’ F1: AaBbCc
– Trong các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần ð ưu thế lai cũng giảm dần.
– Để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính.
*Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ -> Chỉ có thế hệ F1 có những tính trạng nổi bật nhất, nếu để nhân giống thì các thế hệ sau năng suất không được như F1 nữa
*Do vậy muốn duy trì ưu thế lai ta dùng phương pháp nhân giống vô tính
6. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ?
Lai kinh tế là phép lai mà người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.
Phổ biến ở nước ta là dùng con cái trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
VD: Lợn Ỉ Móng cái x Lợn Đại bạch
lợn con mới sinh nặng 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc.
7. Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống ? Cho ví dụ các sinh vật sống trên từng MT.
– Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
– Có 4 loại môi trường:
+Môi trường nước: cá chép,…
+ Môi trường trên mặt đất, không khí (MT trên cạn): cây hoa hồng, gà,…
+ Môi trường trong đất: giun đất,…
+ Môi trường sinh vật: giun đũa, dây tơ hồng, sán lá gan,…
8. Nhân tố sinh thái là gì ? Có các nhóm nhân tố sinh thái nào ? Kể tên các nhân tố sinh thái đó
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
* Có hai nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống):
. Khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng và gió…
. Nước: Mặn, lợ, ngọt…
. Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao…
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm:
. Nhân tố sinh vật khác: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật…
. Nhân tố con người:
– Tác động tích cực, cải tạo, nuôi dưỡng lai ghép…
– Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá…
9. Giới hạn sinh thái?
– Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.
10. Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lý của cây? Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.
Trả lời:
– Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lý của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây
– Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống ở nơi quang đãng
+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
*Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa tối:
Thực vật ưa sáng |
Thực vật ưa tối |
– Lá cây có tầng cuticun dày, mô dậu phát triển nhiều lớp tế bào. – Cường độ quang hợp cao dưới điều kiện ánh sáng mạnh. – Cường độ hô hấp cao. |
– Lá cây có tầng cuticun mỏng hơn, mô dậu kém phát triển, ít lớp tế bào. – Khả năng quang hợp ánh sáng yếu. – cường độ hô hấp của lá thấp hơn |
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.