Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2018 – 2019, Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 hệ thống lại toàn bộ kiến thức theo chương trình môn Vật lý
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 năm 2018 – 2019 bao gồm cả câu hỏi phần lý thuyết, bài tập. Giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập thật tốt kiến thức Vật lý của mình, để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10
I. Phần 1: Lý thuyết
1. Điều kiện cân bằng (ĐKCB) của vật rắn dưới tác dụng của hai lực.
2. Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy, quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
3. ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song.
4. ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song.
5. Định nghĩa mo men lực, viết công thức tính mo men lực, nêu đơn vị đo mo men lực.
6. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
7. Định nghĩa ngẫu lực. Công thức tính mo men ngẫu lực.
8. Định nghĩa động lượng của một vật, của một hệ vật. Mối quan hệ giữa lực và động lượng.
9. Định luật bảo toàn động lượng.
10. Biểu thức tính công, công suất.
11. Động năng. Định lý động năng.
12. Định nghĩa lực thế. Định nghĩa thế năng. Biểu thức của thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.
13. Hệ thức liên hệ giữa thế năng và công của lực thế.
14. Định nghĩa cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng. Biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp trọng lực và trường hợp lực đàn hồi. Trong trường hợp cơ năng không bảo toàn thì ta có kết luận như thế nào về độ biến thiên cơ năng.
15. Va chạm là gì? Va chạm tuân theo các định luật nào?
16. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết Động học phân tử của chất khí. Nêu các đặc điểm của khí lý tưởng.
17. Phát biểu, viết hệ thức của định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt, định luật Sác-lơ, định luật Gay Luy-xác.
18. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
19. Chất rắn kết tinh là gì? Phân biệt chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể?
20. Sự biến dạng của vật rắn: biến dạng đàn hồi; định luật Húc, biến dạng dẻo.
21. Phát biểu và viết công thức nở dài, nở khối của vật rắn.
22. Sức căng bề mặt: phương, chiều, độ lớn của lực căng bề mặt; hiện tượng dính ướt và không dính ướt; hiện tượng mao dẫn; công thức tính mực chất lỏng dâng lên (hoặc hạ xuống) trong ống mao dẫn so với mặt thoáng bên ngoài ống; ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
23. Sự chuyển thể của các chất: sự nóng chảy và đông đặc; nhiệt nóng chảy; sự hóa hơi; nhiệt hóa hơi.
24. Độ ẩm của không khí: độ ẩm cực đại; độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối; điểm sương.
25. Nội năng là gì? Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng.
26. Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I và nguyên lý II của NĐLH
I. PHẦN 2: Bài tập trắc nghiệm lý thuyết
TĨNH HỌC VẬT RĂN
1. Chọn câu sai trong các câu sau:
a. Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi lực đó trượt trên giá của nó.
b. Khi vật rắn dời chỗ thì trọng tâm của vật cũng dời chỗ như một điểm của vật
c. Khi vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng quy thì trọng tâm trùng điểm đồng quy
d. Nếu đường thẳng đứng vẽ từ trọng tâm của vật không đi qua mặt chân đế thì vật không thể cân bằng
2. Hợp lực của hai lực song song ngược chiều F1 = 2N và F2 = 5N là một lực có độ lớn bằng:
A. 7N
B. – 3N
C. 3N
D. đáp án khác
3. Một vật rắn cân bằng chịu tác dụng của 3 lực không song song, đồng phẳng, đồng quy, tạo với nhau các góc 1200, trong đó F1 = F2 = 5N. Tìm độ lớn của F3 và góc hợp bởi ⃗�⃗⃗3⃗ , và ⃗�⃗⃗2⃗
a. 2,5N và 1200
b. 2,5N và 600
c. 5N và 600
d. 5N và 1200
4. Trường hợp nào sau đây lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định mà không làm cho vật quay?
a. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
b. Lực có giá song song với trục quay
c. Tổng đại số momen các lực tác dụng lên vật khác 0
d. Momen của lực tác dụng lên vật theo chiều kim đồng hồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mô men của lực tác dụng lên vật theo chiều ngược lại
5. Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.
A. Mặt bàn học.
B. Cái tivi.
C. Chiếc nhẫn trơn.
D. Viên gạch.
6. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền.
B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định.
D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
7. Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bi ngã
C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
D. Để tăng mô men trọng lực của hệ (người và gậy) nên để điều chỉnh khi người mất thăng bằng
8. Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:
A. Xe có khối lượng lớn.
B. Xe có mặt chân đế rộng.
C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.
9. Phát biểu nào sau đây là không chính xác? A.Đơn vị của mô men là N.m
B. Ngẫu lực không có hợp lực
C. Lực gây ra tác dụng làm quay khi giá của nó không đi qua trọng tâm
D.Ngẫu lực gồm 2 lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật
10. Một ngẫu lực gồm hai lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn của mỗi lực là d. Mômen của ngẫu lực này là:
11. Chọn câu sai. Treo một vật ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng dây treo trùng với
A. đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật.
B. đường thẳng đứng đi qua điểm treo N.
C. trục đối xứng của vật.
D. đường thẳng đứng nối điểm treo N và trọng tâm G của vật.
12. . Mo men lực tác dụng lên một vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. véc tơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương.
13. Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. trọng lực tác dụng vào vật.
B. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. lực hướng tâm tác dụng vào vật.
D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
14. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế.
B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế.
D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết