Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6, Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6
Câu 1: Trong ngày 22-12 (Đông chí) nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời:
A. Nửa cầu Nam.
B. Nửa cầu Bắc.
C. Bằng nhau.
D. Xích đạo
Câu 2: Hai nửa cầu Bắc – Nam cùng nhận được lượng nhiệt, ánh sáng Mặt Trời như nhau vào ngày:
A. 21/3
B. 23/9
C. 22/6
D. Cả A và B
Câu 3: Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào?
A. Núi thấp.
B. Núi cao.
C. Núi trung bình.
D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Vĩ tuyến dài nhất là:
A. Chí tuyến Bắc.
B. Vòng cực Bắc.
C. Cực.
D. Xích đạo.
Câu 5: Nơi có ngày, đêm dài suốt 6 tháng là:
A. Các địa điểm nằm ở hai cực Bắc và Nam.
B. Các địa điểm nằm ở hai chí tuyến Bắc và Nam.
C. Các địa điểm nằm ở Xích đạo.
D. Các địa điểm nằm ở hai vòng cực Bắc và Nam
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải do nội lực sinh ra?
A. Làm các lớp đá bị uốn nếp.
B. Làm đứt gãy các lớp đá.
C. Mài mòn đá núi.
D. Sinh ra núi lửa, động đất
Câu 7. Trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
A) 2
B) 3
C) 4
D) 5
Câu 8. Những đường vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến là những đường:
A) Vĩ tuyến
B) Kinh tuyến
C) Vĩ tuyến Bắc
D) Vĩ tuyến Nam
Câu 9. Bản đồ là
A) Thu nhỏ một phần Trái Đất
B) Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất
C) Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất trên giấy
D) Hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất
Câu 10. Trên một bản đồ có tỉ lệ 1: 300000, người ta đo được khoảng cách giữ điểm A và B là 5 cm. Hỏi khoảng cách A và B trên thực địa là bao nhiêu?
A) 3 km
B) 30 km
C) 15 km
D) 5 km
Câu 11. Tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 có ý nghĩa
A) 1 cm trên bản đồ bằng 5.000 km trên thực địa.
B) 1 cm trên bản đồ bằng 500 km trên thực địa.
C) 1 cm trên bản đồ bằng 50 km trên thực địa.
D) 1 cm trên bản đồ bằng 5 km trên thực địa.
Câu 12. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến
A) kinh tuyến 00
B) vĩ tuyến 00.
C) kinh tuyến 1800.
D) vĩ tuyến 900.
Câu 13: Để thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thể hiện bằng:
A. Thang màu
B. Đường đồng mức
C. Kí hiệu diện tích
D. Cả A và B
Câu 14: Có mấy loại ký hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ;
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có chung điểm là cùng có số độ bằng;
A. 00
B. 300
C. 900
D. 1800
Câu 16: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước Anh là:
A. Vĩ tuyến gốc
B. Kinh tuyến Đông
C. Kinh tuyến tây
D. Kinh tuyến gốc
Câu 17. Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất:
A. Rắn chắc
B. Từ quánh dẻo đến lỏng
C. Lỏng
D. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Câu 18. Độ dày của lớp lõi Trái Đất:
A. Trên 3000 km
B. Gần 3000 km
C. 5- 70 km
D. 1000 km
Câu 19. Nhiệt độ của lớp trung gian Trái Đất:
A. Tối đa 1000º C
B. 4000º C
C. Từ 1500-4700º C
D. Khoảng 5000º C
Câu 20. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp:
A. Núi cao
B. Núi trẻ
C. Núi già
D. Núi trung bình
Câu 21: Nội lực có xu hướng:
A. Nâng cao địa hình
C. San bằng, hạ thấp địa hình
B. Phong hóa địa hình
D. Cả 3 quá trình trên đúng
Câu 22: Xu thế san bằng, hạ thấp địa hình là kết quả của quá trình:
A. Bồi tụ
B. Xâm thực
C. Phong hóa
D.Cả A+B+C đúng
Câu 23. Khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa:
A. Ven bờ Thái Bình Dương
C. Ven bờ Ấn Độ Dương
B. Ven bờ Đại Tây Dương
D. Ven bờ Bắc Băng Dương
Câu 24. Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì:
A. Khí hậu ấm áp
B. Nhiều hồ nước
C. Đất đai màu mỡ
D. Giàu thủy sản
Câu 25. Biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:
A. Lập trạm dự báo động đất
C. Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm
B. Xây nhà chịu chấn động lớn
D. Tất cả các đáp án trên đúng
Câu 26. Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối:
A. Dưới 1000 m
B. Trên 2000 m
C. Từ 1000 – 2000 m
D. Từ 500 – 1000 m
Câu 27. Độ cao tuyệt đối là khoảng cách tính từ đỉnh núi đến:
A. Chân núi
B. Sườn núi
C. Mực nước biển
D. Thung lũng
Câu 28. Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, than, đá vôi… được hình thành do:
A. Ngoại lực
B. Núi lửa
C. Nội lực
D. Động đất
Câu 29. Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm do:
A. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
D. Trái Đất chuyển động từ Đông sang Tây.
Câu 30. Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là:
A. 5 giờ.
B. 7 giờ.
C. 9 giờ.
D. 11 giờ.
Câu 31. Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt Trái Đất?
A. 1 phần 3.
B. 2 phần 3.
C. 2 phần 4.
D. 3 phần 4.
Câu 32. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là:
A. Tạo ra các nếp uốn.
B. Tạo ra các đứt gãy.
C. Làm cho địa hình bề mặt đất thêm gồ ghề.
D. San bằng, hạ thấp địa hình.
Câu 33. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn;
B. Hình vuông
C. Hình cầu;
D. Hình trụ.
Câu 34. Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng:
A. Đông;
B. Tây;
C. Nam;
D. Bắc.
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết