Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2020 – 2021, Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2020 –
Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2020 – 2021 là tài liệu hữu ích, tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập khác nhau để các em vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
Nội dung kiến thức trong đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn GDCD đều bám sát vào kiến thức trong sách giáo khoa vì thế quý thầy cô có thể sử dụng tài liệu này để giảng dạy. Chúc các bạn học tốt.
I. Hệ thống bài học
1. Tôn trọng lẽ phải
2. Tôn trọng người khác
3. Giữ chữ tín
4. Tự lập
5. Lao động tự giác và sáng tạo
6. Góp phần xây dựng nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư.
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Tôn trọng lẽ phải là gì ? Vì sao cần tôn trọng lẽ phải ?
Trả lời:
– Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái .
– Bởi tôn trọng lẽ phải :
+ Được mọi người khâm phục, tôn kính
+ Là tấm gương sáng cho mọi người noi theo
+ Làm cho các quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp và lành mạnh hơn
Câu 2: Học sinh có cần rèn luyện tính liêm khiết hay không ? Tại sao ? Nêu biểu hiện của tính liêm khiết trong nhà trường
Trả lời:
– Theo em, học sinh chúng ta cũng cần phải rèn luyện tính liêm khiết. Bởi, tính liêm khiết sẽ là tiền đề cho sự trưởng thành, giúp học sinh không gian lận, được thầy cô, bạn bề mến mộ, tin tưởng
– Một số biểu hiện:
+ Không gian lận trong giờ thi cử
+ Không nhìn bài, không chép bài bạn
+ Nhặt được đồ của bạn, cần phải trả lại
Câu 3: Thế nào là tôn trọng người khác ? Nêu ví dụ thể hiện sự tôn trọng người khác trong học sinh
– Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá vào lợi ích của người khác; thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người
– Ví dụ 1: Bạn Lan đi ngoài đường, mỗi khi gặp bạn bè, thầy cô đều cười và chào hỏi => Bạn lan là người biết tôn trọng người khác
– Ví dụ 2: Trong lớp Tuấn, có một bạn là người dân tộc Thái, Tuấn hùa theo các bạn lấy tên của bạn ấy để trêu đùa, chế giễu => Tuấn là người không biết tôn trọng người khác
Câu 4: Thế nào là giữ chữ tín ?Học sinh cần thể hiện giữ chữ tín như thế nào ?
Trả lời:
– Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau
– Là học sinh cần:
+ Giữ lời hứa với bạn bè, thầy cô giáo
+ Không đa nghi, thiếu tin tưởng bạn bè
+ Không nói dối, thật thà, trung thực
Câu 5: Phân biệt pháp luật và kỉ luật ? Cho ví dụ?
*Giống nhau:
– Đều là những quy tắc yêu cầu mọi người phải tuân theo
*Khác nhau:
Pháp luật | Kỉ luật |
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và Nhà nước bảo đảm thực hiện theo các biện pháp: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế Pháp luật áp dụng cho mọi người trong xã hội |
Kỉ luật là những quy tắc do một cộng đồng hay một tập thể xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm thống nhất hoạt động để đạt được chất lượng trong công việc Kỉ luật chỉ áp dụng trong một cộng đồng hay một tập thể và những quy định trong kỉ luật phải tuân theo pháp luật, không được làm trái |
Câu 6: Em hiểu như thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh ? Có thể có tình bạn giữa hai người khác giới không ? Tại sao ?
– Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
– Giữa hai người khác giới vẫn có thể xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh vì tình bạn dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau chứ không dựa trên yếu tố về giới tính
Câu 7: Chúng ta cần làm gì để học hỏi các dân tộc khác ?
– Để học học các dân tộc khác, chúng ta cần:
– – Tích cực học tập tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
– Tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam.
Câu 8: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? Em và gia đình đã làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn ở địa phương ?
– Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú
– Em và gia đình đã:
+ Thường xuyên vệ sinh nơi ở
+ Giữ gìn trật tự an ninh, không gây gổ, ảnh hưởng đến đời sống dân cư
+ Đoàn kết, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
+ Bảo vệ cảnh quan môi trường, không vứt rác bừa bãi
Câu 9: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ? Ý nghĩa của sự tự giác và sáng tạo ? Em có gì sáng tạo trong học tập rèn luyện ở nhà trường ?
– Lao động tự giác và sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động
– Lao động tự giác và sáng tạo thì sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao
– Trong lúc học tập, em luôn tự giác tìm tòi những bài mới, nâng cao hơn để làm và trong khi giải, em luôn cố gắng những cách làm mới dễ dàng hơn
Câu 10: Con cháu có quyền và nghĩa vụ như thế nào với cha mẹ, ông bà ? Em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ đó ?
– Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm ông bà, cha mẹ
– Em đã:
+ Chăm sóc ông bà khi ông bà già yếu, ốm đau
+ Làm các công việc ở nhà giúp bố mẹ
+ Chăm sóc bố mẹ mỗi lần bố mẹ mệt mỏi
III. Bài tập tình huống
Tình huống 1:
An: – Hùng ơi, tớ để ý thấy một vài cây mới trồng ở CTMN của lớp mình héo rồi. Chiều nay chúng mình rủ một vài bạn đến chăm sóc CTMN đi.
Hùng: – Cô giáo có phân công chúng mình đâu.
An: – Uh. Nhưng nhìn mấy cây bị héo, mình xót ruột quá. Mà mình cũng vừa sáng chế ra dụng cụ tưới cây. Đảm bảo cậu không bị mất sức đâu.
Hùng: Thôi cậu đi cùng bạn khác đi. Mình còn phải sang nhà cái Mai bảo nó cho ké cái tên mình vào nhóm bài tập tìm hiểu ca dao, tục ngữ về chủ đề gia đình của nó. Thấy chúng nó miệt mài lắm. Mai nộp cho thầy rồi. Biết đâu lại được điểm cao.
An: Ơ thế nhưng cậu có tham gia vào làm đâu.
Hùng: Đúng là cái cậu này: Thế mới là phải “ngoại giao”. À mà đừng có bép xép đấy nhớ. Không thì cậu … chết với tớ.
a.Nhận xét về hành vi của An và Hùng.
b.Nếu em là bạn của Hùng em sẽ nói với bạn như thế nào?
Tình huống 2:
Sáng chủ nhật, đang còn nằm ngủ nướng, Hùng học sinh lớp 8 nghe thấy Mai, Khánh, Quân gọi mình ở ngoài cổng. Các bạn vào rủ Hùng đi dọn vệ sinh ngõ phố và trồng hoa ở bãi đất trống cùng các cô bác trong tổ dân phố. Hùng bảo “Các bạn ra dọn đi nhà tớ có mẹ tham gia rồi, tớ không đi nữa…”
a. Em nhận xét gì về Hùng và các bạn?
b. Nếu em là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào?
Đáp án
Tình huống 1:
a.An: Tự giác chăm sóc công trình măng non.
Sáng chế ra dụng cụ mới.
Phê phán hành vi không tự giác của Hùng.
An đã biết lao động tự giác, sáng tạo.
Hùng: Chưa tự giác lao động, tưới cây.
Thụ động, ỷ lại trong học tập.
Hùng thiếu tự giác, sáng tạo.
b. Nếu là bạn của Hùng em sẽ khuyên bạn:
– tự giác lao động cùng An.
– tham gia tìm tài liệu học tập.
– Có thể cùng các bạn khác nghiên cứu sáng chế một sản phẩm ứng dụng vào thực tế.
Tình huống 2:
a. Nhận xét gì về Hùng và các bạn:
– Hùng: Sáng chủ nhật, đang còn nằm ngủ nướng, Hùng học sinh lớp 8 nghe thấy Mai, Khánh, Quân gọi mình ở ngoài cổng. Các bạn vào rủ Hùng đi dọn vệ sinh ngõ phố và trồng hoa ở bãi đất trống cùng các cô bác trong tổ dân phố. Hùng bảo “Các bạn ra dọn đi nhà tớ có mẹ tham gia rồi, tớ không đi nữa…”. Hùng chưa góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
– Bạn Hùng: Các bạn vào rủ Hùng đi dọn vệ sinh ngõ phố và trồng hoa ở bãi đất trống cùng các cô bác trong tổ dân phố. Các bạn Hùng đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
b. Nếu em là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào? HS trả lời