Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 27, Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 27 gồm 3 đề thi,
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 27 gồm 3 đề thi, có cả bảng ma trận đề thi, đáp án kèm theo. Năm học 2021 – 2022, lớp 2 học theo 3 bộ sách: Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.
Qua đó, giúp các em học sinh lớp 2 luyện giải đề, rồi so sánh kết quả dễ dàng hơn. Đồng thời, cùng giúp thầy cô tham khảo, ra đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022
Trường Tiểu học ……………. Họ và tên: ……………………………….. Lớp: ………..………………………… |
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 2 Môn: Tiếng Việt (phần trắc nghiệm) |
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:
II. ĐỌC HIỂU:
1. Đọc thầm:
Sự tích hoa tỉ muội
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
– Em rét không?
Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
– Ấm quá!
Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
– Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!
Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.
Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
Theo Trần Mạnh Hùng
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: (0.5 điểm) Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?
A. Cái gì cũng nhường em
B. Vòng tay ôm em ngủ
C. Nết thương Na
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?
A. Nết dìu Na chạy.
B. Nết cõng em chạy theo dân làng
C. Nết bế Na chạy
D. Nết dẫn em đi theo dân làng.
Câu 3: (0.5 điểm) Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa:
A. khóm hoa đỏ thắm.
B. khóm hoa trắng.
C. khóm hoa vàng.
D. khóm hoa xanh.
Câu 4: (1 điểm) Xếp các từ sau thành nhóm thích hợp: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu.
a. Từ ngữ chỉ hoạt động: …………………………………………………………………………………
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………………………
Câu 5: (0.5 điểm) Bài văn cho em thấy tình cảm của chị em Nết và Na như thế nào?
Câu 6: (1 điểm) Từ nào chỉ hoạt động?
A. ngôi trường
B. cánh hoa
C. đọc bài
D. bàn ghế.
Câu 7: (0.5 điểm) Câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Mái tóc của mẹ mượt mà.
B. Bố em là bác sĩ.
C. Em đang viết bài.
D. Không trả lời cho câu hỏi nào.
Câu 8: (1 điểm) Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm.
Bố: Nam ơi … Con hãy đặt một câu có từ đường nhé …
Con: Bố em đang uống cà phê…
Bố: Thế từ đường đâu…
Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ…
Câu 9: (0.5 điểm) Viết một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp?
Trường Tiểu học ………. Họ và tên: ……………………………….. Lớp: ………..………………………… |
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 2 Môn: Tiếng Việt (kiểm tra viết) |
1. Chính tả: 15 phút (4điểm)
NHÍM NÂU KẾT BẠN
(Sách Tiếng Việt 2,tập 1/91)
(Viết đoạn: Từ “Thấy nhím trắng đến lạnh giá”.)
2. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với người thân.
Bài làm
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021
I. Đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập cuối học kì.
– GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bắt thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời.
- HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đọc hiểu: (6 điểm)
– Câu 1; 2; 3; 6; 7: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1. D; 2. B; 3. A
4. Từ chỉ hoạt động: Chạy theo, cõng, đi qua
Từ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.
5. Trả lời theo ý hiểu.
6. C; 7.A
8. Bố: Nam ơi! Con hãy đặt một câu có từ đường nhé!
Con: Bố em đang uống cà phê.
Bố: Thế từ đường đâu?
Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ.
II. Viết: (10đ)
1. Chính tả (4 điểm)
– Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm)
– Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần…)
2. Tập làm văn (6 điểm)
– HS viết được đoạn văn từ 4 – 5 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
– Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
– Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm.
– Có sáng tạo: 1 điểm.
Mẫu 1
Em rất tự hào về chị gái của mình. Chị của em rất xinh đẹp, hiền dịu. Ở nhà, chị luôn nhường nhịn em. Chị còn dạy em học bài, giúp em vẽ tranh. Mỗi dịp sinh nhật, chị thường tặng những món quà mà em thích. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được chúng. Em mong chị gái của mình sẽ luôn khỏe mạnh.
Mẫu 2
Em gái của em rất đáng yêu. Bé mới chỉ có mười tháng tuổi thôi. Ở nhà, mọi người hay gọi em là Bông. Em ăn rất khỏe, ngủ cũng rất ngoan. Mỗi khi đi học về, em lại chơi cùng với Bông. Em rất thích được ôm bé vào lòng. Em mong rằng Bông sẽ hay ăn, chóng lớn. Em yêu em gái lắm.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD& ĐT TRƯỜNG TH |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt– lớp 2. Năm học: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 40 phút) |
A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
ĐI HỌC ĐỀU
Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.
Tùng…Tùng…! Tu…ù…ùng…
Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: “Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt”.
Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. “Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!”. Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.
PHONG THU
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?
A. Các bạn học sinh
B. Bạn Sơn
C. Học sinh và giáo viên
Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
A. Học sinh cần chịu khó làm bài.
B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.
C. Học sinh nên đi học đều.
Câu 3. Vì sao cần đi học đều?
A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.
B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.
C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.
Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
A. Sơn rất chăm học
B. Sơn đến lớp đúng giờ.
C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.
Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?
A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.
B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.
C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.
Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
D. 6 từ
B. Viết
Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm
để…. ành; ….ành chiến thắng
tranh…..ành; đọc…ành mạch
Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:
a. sạch sẽ:……………………………………………………………………..
b. chăm ngoan:……………………………………………………………….
Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:
Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.
– Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….
– Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………
Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà
Câu 5. (Tập làm văn)
Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022
A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm)
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
C |
A |
A |
B |
D |
B. VIẾT
Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ
Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch
Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ
VD: a) Lớp em rất sạch sẽ.
b) Bạn Linh rất chăm ngoan.
Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ)
Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.
– Các từ chỉ hoạt động của học sinh: giơ tay, xếp hàng, phát biểu, viết bài.
– Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: giảng bài, điểm danh, chấm bài, soạn giáo án
Câu 4 (1 đ): Điền đúng, đủ 4 dấu chấm (1 đ). Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 đ
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm
bà. Ởnhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.
Câu 5 (3đ): Viết được từ 3-4 câu tả chú gấu bông. Bố cục rõ ràng: có câu mở đoạn và kết đoạn; Bài viết sạch sẽ. Có sáng tạo: 3 đ.
Tuỳ từng mức độ mà cho 2,5; 2;1,5;1đ
Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
A. ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Đọc bài sau:
SUẤT CƠM PHẦN BÀ
Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:
Bà ơi, bà đói lắm phải không?
Bà cụ cười:
Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?
Chúng cháu ăn rồi.
Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:
Các cháu có ăn được thịt không?
Đứa nhỏ nói:
Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.
Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.
Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:
Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
Bà cụ cười như khóc:
Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!
Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.
(Theo Nguyễn Khải)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?
a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.
b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?
c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
d. Bà không ăn nữa ạ?
2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?
a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.
b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.
c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.
d. Một bát cơm với đầy rau và thịt.
3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?
a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi.
b. Vì bà bị ốm.
c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.
d. Vì bà không muốn ăn.
4. Vì sao tác giả đã khóc?
a. Vì trời buốt lạnh.
b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.
c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.
d. Vì thương bà cụ.
5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.
Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào chỗ chấm
Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn … Thấy vậy Lan ngạc nhiên:
Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ ….
Con chó vừa mới tha mất dép của ông … Ông tìm mãi mà không thấy….
Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất ….
7. Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải
8. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (trông, nhặt rau, ru, bế, bón, đặt.)
Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà …… em giúp mẹ. Bình …… em ra sân chơi, …… cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình …… em lên võng, hát …… em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại …… để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.
B. CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
I. Chính tả: Nghe – viết (15 phút)
Bài viết: Bà nội, bà ngoại (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 105)
Viết khổ thơ 1, 2.
II. Tập làm văn (25 phút)
Đề bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Gợi ý:
a) Đồ dùng học tập tên là gì?
Được làm bằng chất liệu gì?
b) Đặc điểm nổi bật về hình dáng và màu sắc của đồ dùng học tập ấy?
c) Đồ dùng học tập ấy có tác dụng đối với việc học tập của em như thế nào?
d) Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập ấy như thế nào?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
b, c |
a |
c |
c |
Gợi ý: Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi được bà hỏi: “Các cháu có ăn được thịt không?” Bạn nhỏ đã trả lời: “Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.”. Bạn nhỏ đã nói dối để bà không phải lo gì cho các cháu mà ăn hết phần cơm. Bạn nhỏ chỉ bằng tuổi em thôi mà đã ý tứ, biết quan tâm, lo lắng đến người khác, biết yêu thương bà. Thật đáng cảm phục. |
Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn. Thấy vậy Lan ngạc nhiên: Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ? Con chó vừa mới tha mất dép của ông. Ông tìm mãi mà không thấy. Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất? |
Bài 7: Nối: a-4, b-1, c-2, d-3
Bài 8: Thứ tự các từ cần điền: trông, bế, bón, đặt, ru, nhặt rau.
2. Tập làm văn
Bạn thân em đã tặng em một cục tẩy hình heo hồng vào dịp sinh nhật của em. Cục tẩy chỉ bé bằng bàn tay trông rất xinh xắn. Cục tẩy có hình dáng như một chú heo hồng với cái mũi to và đôi tai dài. Cục tẩy giúp em tẩy sạch những nét chì viết chưa đúng để vở của em luôn được sạch sẽ. Em thực sự rất thích món quà nhỏ dễ thương này.
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết