Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22 (Đề số 2), Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 năm hoc 2016 – 2017 theo Thông
Xem Tắt
Đề thi học kì 2 môn Sử – Địa lớp 4 theo Thông tư 22
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý phụ huynh và các em học sinh Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22. Đề thi bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi theo thông tư 22 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Sau đây, mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo đề thi. Chúc các em ôn tập tốt và đạt điểm số cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 trường tiểu học Trần Quang Khải, TP. Hồ Chí Minh năm 2016 – 2017
ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
(Thời gian 40 phút)
Phần: Lịch sử
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
(M1) Câu 1: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước?
a. Vẽ bản đồ đất nước.
b. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật.
c. Cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
d. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
(M2) Câu 2: Ranh giới phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh- Nguyễn là:
a. Sông bến Hải b. Sông Gianh
c. Sông Nhật Lệ d. Sông Bạch Đằng
(M1) Câu 3: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì?
a. Lên ngôi Hoàng đế
b. Tiêu diệt chúa Trịnh
c. Thống nhất đất nước
d. Đại phá quân Thanh
(M4) Câu 4: Quang Trung đã đề ra chính sách gì về văn hóa giáo dục.Tác dụng của chính sách ấy là gì?
(M3) Câu 5: Nhà Nguyễn thành lập năm nào? Nêu những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành với ai?
Phần: Địa lí
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
(M1) Câu 6: Đồng bằng Bắc Bộ do các sông nào bồi đắp nên?
a. Sông Hồng và sông Thái Bình
b. Sông Mê Công và sông Đồng Nai
c. Sông Thái Bình và sông Đồng Nai
d. Sông Mê Công và sông Thái Bình.
(M1) Câu 7: Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ là:
a. Đồng bằng lớn thứ hai nước ta với hệ thống đê ngăn lũ.
b. Đồng bằng lớn nhất nước ta, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
c. Đồng bằng có nhiều đầm phá.
d. Đồng bằng có nhiều cồn cát.
(M3) Câu 8: Hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?
(M3) Câu 9: Vì sao cư dân tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? Ở đây có các dân tộc nào?
(M3) Câu 10: Điền chữ Đ trước ý đúng, điền chữ S trước ý sai.
Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.
Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông
Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.
Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Sử – Địa lớp 4
Phần lịch sử
Câu 1 – d
Câu 2 – b
Câu 3 – b
Câu 4: Ông ban hành “chiếu lập học” coi “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”, lấy chữ Nôm là chữ quốc gia dùng trong thi cử và thảo các các sắc lệnh của nhà nước.
– Chính sách ấy góp phần phát triển giáo dục, bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.
Câu 5: Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là:
+ Không đặt ngôi hoàng hậu
+ Bỏ chức tể tướng
+ Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trong từ trung ương đến địa phương.
Phần địa lý
Câu 6 – a
Câu 7 – b
Câu 8: Những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước:
– Có đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm, diện tích rộng lớn.
– Khí hậu nóng ẩm quanh năm, có thể làm nhiều vụ lúa mỗi năm.
– Nguồn nước sông ngòi dồi dào, thuận lợi làm thủy lợi.
– Người dân cần cù lao động.
Câu 9: Dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung vì:
– Ở đây có điều kiện đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất
– Ở đây có người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác.
Câu 10:
Đ Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.
Đ Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông
S Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.
S Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.