Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Hợp Thanh B, Hà Nội năm 2016 – 2017, Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Hợp Thanh B, Hà Nội
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án
Kỳ thi học kì 2 đang đến gần, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý phụ huynh và các em học sinh lớp 3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Hợp Thanh B, Hà Nội năm học 2016 – 2017. Đề thi có đáp án và lời giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức của môn tiếng Việt. Sau đây, mời quý phụ huynh và các em cùng tham khảo!
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MỸ ĐỨC |
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 3 |
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THANH B |
Năm học: 2016 – 2017 (Thời gian làm bài: 80 phút ) |
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Đề 1. Bài: Đối đáp với vua.
(Đọc đoạn 2: “Cao Bá Quát…dẫn cậu tới hỏi.” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 49)
Câu hỏi: Cao Bá Quát có mong muốn gì?
Đề 2. Bài: Hội vật.
(Đọc đoạn 2: “Ngay nhịp trống đầu…xem chừng chán ngắt.” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 58)
Câu hỏi: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?
Đề 3. Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
(Đọc đoạn 1: “Đời Hùng Vương thứ 18…đành ở không.” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 65)
Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
II. Đọc – Hiểu (6 điểm):
Cóc kiện Trời
1. Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo:
– Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.
Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo, Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào, Cóc tâu:
– Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
– Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại cò dặn thêm:
– Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khi phải lên đây!
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Truyện cổ Việt Nam.
(25 Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 – Trần Mạnh Hưởng)
Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Cóc phải kiện Trời. ( M1)
A. Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
B. Nắng hạn lâu năm.
C. Chim muôn khát khô cả họng.
D. Cả ba ý trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Đi cùng với Cóc lên kiện trời có mấy con vật? (M1)
A. Ba con vật.
B. Bốn con vật
C. Năm con vật.
D. Năm con vật
Câu 3: (0,5 điểm) Hãy kể tên các con vật cùng đi với Cóc? (M1)
A. Cóc, Gà, Cáo.
B. Mèo, Chó, Ong.
C. Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo.
D. Cua, Gấu, Cọp, Ong.
Câu 4: (1 điểm) Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen? (M3)
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 5: (0,5 điểm) Cóc buộc trời phải cho mưa xuống trần gian. Thuộc mẫu câu nào dưới đây? (M2)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
D. Cả ba ý trên.
Câu 6: (0,5 điểm) Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa…Theo em tác giả đã sử dụng hình ảnh nào dưới đây? (M2)
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Không có hình ảnh nào.
D. Cả so sánh và nhân hóa.
Câu 7: (0,5 điểm) Tìm bộ phận trả lời cho cụm từ gạch chân dưới đây. (M2)
Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp.
A. Bằng gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
D. Để làm gì?
Câu 8: (1 điểm) Em đặt câu hỏi nào cho bộ phận câu in đậm? (M3)
Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu cho muôn loài.
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 9: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. (M4)
Tại thiếu hinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đem đã bị thua.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
Nhà
Sắp đến mùa mưa bão, các loài chim thú trong ngoài vội vã lo chuyện xây nhà dựng cửa. Gấu, Cáo, Khỉ, Kỳ Đà, Kỳ Nhông, Chuột…, con thì chu vào hang đá, con thì tự đào cho mình cái hang sâu. Đại Bàng, Diều Hâu, Sáo Đá, Én, Cắt…làm tổ trên hốc núi cao. Đến Se Sẻ nhỏ bé hiền lành cũng biết chọn cho mình một chỗ ấm cúng.
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN
(Ôn tập – kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh – Lê Phương Nga)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Kể về một người lao động trí óc mà em biết. (Viết từ 7 đếm 10 câu).
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 HỌC KÌ 2
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm).
+ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút) 1 điểm
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
+ Ngắt, nghỉ hơi, đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: không cho điểm)
II. Đọc – Hiểu (6 điểm): HS khoanh vào chữ trước các ý đúng:
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
A |
0,5 điểm |
2 |
C |
0,5 điểm |
3 |
C |
0,5 điểm |
4 |
Cóc có gan lớn, mưu trí, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời. |
1 điểm |
5 |
B |
0,5 điểm |
6 |
B |
0,5 điểm |
7 |
B |
0,5 điểm |
8 |
Ai cần làm mưa ngay để cứu cho muôn loài. |
1 điểm |
Câu 9: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây.
Tại thiếu hinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đem đã bị thua.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn – 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai (âm đầu, vần, thanh ); không viết hoa đúng qui định, trừ 0,5 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
– Xác định đối tượng kể: Người đó là ai? (1 điểm)
– Làm nghề gì? Quan hệ với em thế nào? (1,5 điểm)
– Công việc hàng ngày của người đó? (1,5 điểm)
– Tinh thần, thái độ làm việc của họ? (1 điểm)
Lưu ý: Hình thức: Học sinh trình bày sạch đẹp, không sai lỗi và viết ít nhất 7 câu trở lên đạt 1 điểm. Tùy vào mức độ diễn đạt và sai sót mà GV chấm điểm.