Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh Thanh Hóa năm 2011 môn Hóa lớp 12 – Có đáp án, Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
|
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–
Câu 1.
Mỗi phân tử XY3 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 196; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76.
a) Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y và XY3.
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.
Câu 2:
Cân bằng của phản ứng khử CO2 bằng C: xảy ra ở 1090K với hằng số cân bằng Kp = 10.
a) Tìm hàm lượng khí CO trong hỗn hợp cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 1,5 atm.
b) Để có hàm lượng CO bằng 50% về thể tích thì áp suất chung là bao nhiêu?
Câu 3:
Một loại khoáng chất có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và còn lại là nguyên tố X về khối lượng. Hãy xác định công thức phân tử của khoáng chất đó.
Câu 4:
Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 20oC, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca có hình cầu, có độ đặc khít là 74%.
Cho nguyên tử khối của Ca = 40,08
Câu 5: Xác định momen lưỡng cực (D) μCl, μCH3 và µNO2 trong các dẫn xuất thế 2 lần của nhân benzen sau: 1,2 – dinitrobenzen (μ = 6,6 D); 1,3 – diclobenzen (μ = 1,5 D); para – nitrotoluen (μ = 4,4 D)
Câu 6:
a. Tính pH của dung dịch A là hỗn hợp gồm HF 0,1M và NaF 0,1M ?
b. Tính pH của 1 lít dung dịch A trong 2 trường hợp sau :
– Thêm 0,01 mol HCl vào dung dịch A
– Thêm 0,01 mol NaOH vào dung dịch A .
Biết KA(HF)= 6,8. 10-4 và thể tích dung dịch không đổi.
Câu 7:
Tính năng lượng liên kết trung bình C−H và C−C từ các kết quả thực nghiệm sau:
– Nhiệt đốt cháy CH4 = – 801,7 kJ/mol
– Nhiệt đốt cháy C2H6 = – 1412,7 kJ/mol
– Nhiệt đốt cháy Hidro = -241,5 kJ/mol
– Nhiệt đốt cháy than chì = -393,4 kJ/mol
– Nhiệt hóa hơi than chì = 715 kJ/mol
– Năng lượng liên kết H−H = 431,5 kJ/mol.
Các kết quả đều đo được ở298K và 1atm.
Câu 8:
Nitrosyl clorua là một chất rất độc, khi đun nóng sẽ phân huỷ thành nitơ monoxit và clo.
a) Hãy viết phwơng trình hóa học cho phản ứng này.
b) Tính Kp của phản ứng ở 298K (theo atm và theo Pa). Cho:
c) Tính gần đúng Kp của phản ứng ở 475K
Câu 9:
Trộn CuO với một oxit kim loại đơn hóa trị II theo tỷ lệ mol 1:2 đ-ợc hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 3,6 gam A nung nóng thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa nitrat kim loại. Xác định kim loại hóa trị II nói trên và tính V.
Câu 10:
Một hỗn hợp (X) gồm 1 ancol no đơn chức (A) và 1 axit no (B) 2 lần axit. Khối lượng của (X) là mX = x gam. Chia (X) làm 3 phần bằng nhau:
– Phần 1 cho tác dụng với natri dư cho ra y lít hiđro (đktc).
– Phần 2 đốt cháy hết cho ra z gam CO2
a) Tính số mol a (nA), b (nB) theo x, y, z.
b) Cho x = 34,8 gam, y = 3,36 lít và z = 15,4 gam
* Xác định công thức cấu tạo của (A), (B).
* Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp (X).
c) Phần 3 đun nóng với H2SO4 (xúc tác). Tính khối lượng este thu được với hiệu suất phản ứng là 80%.
Cho: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5, Na = 23, K = 39, S = 32, Ca = 40, Br = 80.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết