Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang năm 2011, Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang năm 2011
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
|
MÔN THI: HÓA (Thời gian: 180 phút)
A. PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ:
Câu I: (4 điểm)
1. Ba nguyên tố A, D, E có tổng điện tích hạt nhân là 16. Trong phân tử AD3 có 10 proton.
a. Xác định tên A, D, E.
b. Viết công thức cấu tạo của hợp chất tạo bởi 3 nguyên tốtrên.
2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron
a. C6H12O6 + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O.
b. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
3. a. Có 2 lọ đựng 2 chất lỏng riêng biệt không nhãn: H2O; H2O2. Nêu cách phân biệt 2 lọ đựng 2 chất lỏng trên và viết phương trình phản ứng.
b. Giải thích tại sao 2 phân tử NO2 có thể kết hợp tạo ra N2O4?
Câu II: (2 điểm)
1. X là hợp chất hóa học tạo ra từ hợp kim gồm Fe và C trong đó có 6.67% cacbon về khối lượng. Thiết lập công thức của X.
2. Hòa tan X trong HNO3 (đ, to) thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B. Cho A, B lần lượt tác dụng với NaOH dư thì A tạo ra kết tủa A1; B tạo ra hỗn hợp B1 gồm 3 muối. Nung A1 và B1 ở nhiệt độ cao A1 tạo ra oxit A2; B1 tạo ra hỗn hợp B2 gồm 2 muối.
Cho CO (dư) khử A2 ở nhiệt độ cao thì thu được rắn A3. Cho B2 tác dụng với H2SO4 (1) thu được khí B3 và axit B4. Chất B4 làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit. Xác định công thức A, B, A1, B1, A2, B2, B3, B4. Viết các phương trình phản ứng.
Câu III: (4 điểm)
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và khí SO2. Hấp thụ hết SO2 ào trong 1 lít dung dịch KOH 0,5 M thu được dung dịch B.
Cho ½ A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung đến khôí lượng không đôỉ thu được 4 gam chất rắn C. Cho toàn bộ lượng C qua ống sứ đựng khí CO dư nung nóng thu được khí D. Dẫn D qua nước vôi trong dư thu được 6 gam kết tủa.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính m.
2. Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch B.
B. PHẦN HÓA HỮU CƠ:
Câu I: (3 điểm)
1. Giải thích tại sao khi hiđrat hoá 3- phenylbut-1-en trong H2SO4 loãng chỉ thu được 2- phenylbutan-2-ol.
2. Viết các phương trình phản ứng điều chế các chất hữu cơ sau: (các hoá chất vô cơ cần thiết và điều kiện của phản ứng coi như có đủ)
a. Từ toluen điều chế p.crezol
b. Từ benzen điều chế m-brom anilin
Câu II: (3 điểm)
1. Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích?
(A) C6H5CH(CH3)2; (B) C6H5CH2OH; (C) C6H5OCH3; (D) C6H5CHO; (E) C6H5COOH
2. Khi thực hiện phản ứng este hóa 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% khi tiến hành este hóa a mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là bao nhiêu (biết các phản ứng este hóa thực hiện ở cùng nhiệt độ).
Câu III: (4 điểm)
Hợp chất A có thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 46.6% C; 8,74% H; 31,07% O còn lại là N. Phân tử khối của A nhỏ hơn 140u. Khi cho A phản ứng với dung dịch NaOH loãng đun nóng nhẹ thấy bay ra khí B làm xanh quì tím ẩm và thu được dung dịch Y. Axit hoá dung dịch Y bằng H2SO4 loãng, rồi chưng cất được axit C có khối lượng phân tử bằng 74. Đun nóng A thu được chất hữu cơ D và hơi nước.
1. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D.
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra:
a. Khi đun nóng D trong dung dịch HCl.
b. Khi đun nóng D trong dung dịch NaOH.
(Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Na = 23; K =39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64)
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.