Đề thi khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12 – Trường THPT Lê Xoay tỉnh Vĩnh Phúc, Đề thi khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12 – Trường THPT Lê Xoay tỉnh Vĩnh
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
|
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
|
Câu 1: Để phân biệt kiểu gen Aaa của 1 cá thể là thể ba nhiễm hay thể tam bội. Người ta dùng phương pháp nào sau đây là không đúng?
A. Quan sát hình thái cơ quan sinh sản, vì ở cây tam bội thường không có hạt.
B. Cho cây đó tự thụ phấn và nghiên cứu sự phân li tính trạng ở thế hệ sau.
C. Quan sát hình thái cơ quan sinh dưỡng, cây tam bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn dạng lưỡng bội và tam nhiễm.
D. Quan sát tiêu bản tế bào và đếm số lượng NST.
Câu 2: Ở đậu Hà Lan A: hạt trơn, a: hạt nhăn. Cho bố mẹ đều thuần chủng hạt trơn lai với hạt nhăn. Xác định kiểu hình thu được trên cây F2? Biết rằng ở đậu Hà Lan có tính tự thụ phấn rất nghiêm ngặt.
A. 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn. B. 1 hạt trơn : 1 hạt nhăn.
C. 100% hạt nhăn. D. 5 hạt trơn: 3 hạt nhăn.
Câu 3: Câu nào sau đây sai?
A. Các gen trên cùng 1 NST thì di tryền cùng nhau và tạo thành nhóm liên kết.
B. Tần số hoán vị gen không bao giờ vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen tính bằng tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị.
D. Tần số hoán vị gen tính bằng tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn.
Câu 4: Trong quá trình giảm phân ở cả tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái đều xảy ra đột biến làm 1 cặp NST nhân đôi nhưng không phân li. Thể đột biến nào sau đây không thể thu được?
A. 2n+1+1, 2n-1-1, 2n-1, 2n+2 B. 2n+2, 2n-1-1, 2n+1, 2n-1
C. 2n+1+1, 2n-2, 2n+2+2, 2n-2-2 D. 2n-1, 2n+1, 2n-1+1, 2n-2
Câu 5: Phân tích thành phần các loại nuclêôtit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như sau: A = 32%; G = 20%; T= 32%; X = 16%. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người.
B. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh.
C. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh.
D. ARN của vi rút gây bệnh.
Câu 6: Giả sử trong một gen có một bazơ Xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng AT?
A. 8. B. 7. C. 3. D. 4.
Câu 7: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình tổng hợp protêin ở sinh vật nhân thực:
(1). Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN.
(2). Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3). Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4). Cođon thứ 2 trên mARN gắn bổ sung với anticođon của phức hệ aa1-tARN.
(5). Ribôxôm dịch đi 1 cođon trên mARN theo chiều 5’->3’.
(6). Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
(7). Ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc thì dừng quá trình dịch mã, giải phóng chuỗi polipeptit.
Thứ tự đúng các sự kiện diễn ra trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là:
A. 1->3->2->4->6->5->7 B. 5->2->1->4->3->6->7
C. 3->1->2->4->6->5->7 D. 2->1->3->4->6->5->7
Câu 8: Giả sử trong tế bào sinh dưỡng của người có khoảng 6,4.109 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của các NST ở kì giữa nguyên phân là 6micromet, thì tỉ lệ chiều dài phân tử ADN khi chưa đóng xoắn so với chiều dài NST ở kì giữa là:
A. 7884 lần B. 6400 lần C. 8000 lần D. 4800 lần
Câu 9: Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau trong trường hợp nào?
A. Di truyền gen đồng trội. B. Di truyền liên kết với giới tính.
C. Di truyền gen đa hiệu. D. Di truyền phân li độc lập của các gen.
Câu 10: Xét 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AB/ab Dd XY giảm phân bình thường hình thành các giao tử. Số loại giao tử tố đa có thể thu được là:
A. 12 B. 8 C. 6 D. 16
Câu 11: Locut A trên NST thường số I có 5 alen, locut B trên NST thường số II có 2 alen, locut D trên NST X có 3 alen. Xác định số loại kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể?
A. 135 loại kiểu gen. B. 405 loại kiểu gen. C. 180 loại kiểu gen. D. 270 loại kiểu gen.
Câu 12: Cho phép lai AaBbDDEe x AaBBDdEe. Xác suất cá thể mang kiểu hình trội ở cả 4 cặp tính trạng là:
A. 9/16 B. 9/64
C. 16/64 D. 9/128.
Câu 13: Phép lai nào sau đây có thể thu được ở thế hệ sau nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AaBbXDXD x AaBbXDY B. Aa XBDXbd x Aa XBDY
C. Aa BD/bd x Aa BD/bd D. ABd/abd x ABD/abd
Câu 14: Ở người gen a: bạch tạng, A: bình thường nằm trên NST thường. m: mù màu, M: bình thường trên NST X, gen qui định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO. Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về các gen trên là:
A. 60 B. 90 C. 30 D. 120
Câu 15: Cho 1 đoạn gen cấu trúc: (mạch gốc) 3’ TAX TTT XXG AXX TGX TXG TAT….5’
5’ATG AAA GGX TGG AXG AGX ATA…3’
Nếu đột biến mất 3 cặp nucleotit ở vị trí 11, 14, 16 thì số aa trên chuỗi polipeptit tạo thành từ gen này như thế nào?
A. Chuỗi polipeptit chỉ gồm 3 axit amin.
B. Chuỗi polipeptit mất 1 axit amin và có thể thay đổi ở 2 axit amin.
C. Chuỗi polipeptit dài hơn do không xuất hiện bộ ba kết thúc.
D. Chuỗi polipeptit mất 1axit amin.
Câu 16: Gen A và gen B cách nhau 12cM. Một cá thể dị hợp có kiểu gen Ab/aB sẽ tạo ra các giao tử có tỉ lệ:
A. 12%AB, 38%Ab, 38%aB, 12%ab B. 6%AB, 44%Ab, 44%aB, 6%ab
C. 24%AB, 26%Ab, 26%aB, 24%ab D. 30%AB, 20%Ab, 20%aB, 30%ab
Câu 17: Phép lai nào sau đây không thu được kết quả phân li kiểu hình là 9:3:3:1?
A. Quy luật hoán vị gen 1 bên bố hoặc mẹ với f=25,0%.
B. Quy luật hoán vị gen 1 bên bố hoặc mẹ với f=12,5%.
C. Quy luật hoán vị gen ở cả 2 bên bố và mẹ với f=50,0%.
D. Quy luật phân ly độc lập của các gen.
Câu 18: Xét kiểu gen AaXY. Khi giảm phân nếu cặp NST XY nhân đôi mà không phân li ở giảm phân I sẽ tạo ra giao tử chứa kiểu gen là:
A. AX, aY. B. AaX, Y.
C. AaX, Y hoặc X, AaY. D. AXY, a hoặc A, aXY.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây bộ NST của tế bào là một số lẻ?
(1). tế bào đơn bội cải bắp (2). thể tam bội đậu Hà Lan
(3). tế bào xoma châu chấu đực (4). thể tam bội lúa
(5). thể tam nhiễm ruồi giấm (6). thể một nhiễm người
(7). tế bào nội nhũ đậu Hà Lan (8). tế bào tứ bội cải củ
-Tổ hợp các ý đúng là:
A. 2,3,4,6,7 B. 1,2,3,5,6,7. C. 2,3,4,5,7,8 D. 1,2,4,5,7,8
Câu 20: So sánh đột biến gen và đột biến NST nào sau đây không đúng?
A. Đột biến NST phát hiện bằng phương pháp tế bào học, còn đột biến gen phát hiện bằng phương pháp phân tích hoá sinh tế bào.
B. Đột biến gen có tính thuận nghịch, đột biến NST không có tính thuận nghịch.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên, đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến.
D. Đột biến NST ở NST giới tính thường gây chết nhiều hơn so với đột biến ở NST thường.
Câu 21: Một gen có 1170 nuclêôtit và A = 1/4G, Gen này bị đột biến, điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin thì giảm xuống 1 axit amin và có 2 axit amin mới. Nếu số liên kết hyđrô của gen đột biến là 1630 thì gen đột biến có bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
A. A = T =119,G = X = 464. B. A = T =248,G = X = 384.
C. A = T =117,G = X = 468. D. A = T =116,G = X = 466.
Câu 22: Trong phép lai của Men đen, ở F2 thu được 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cho F2 hoa đỏ lai phân tích riêng rẽ sẽ thu được kết quả nào?
A. 1/3 cá thể F2 cho Fa có kiểu hình hoa trắng: 2/3 cá thể F2 cho Fa có kiểu hình hoa đỏ.
B. F2 thu được tỉ lệ phân tính chung 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
C. 1/3 cá thể F2 cho Fa đồng tính hoa đỏ: 2/3 cá thể F2 cho Fa phân tính 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
D. 2/3 cá thể F2 cho Fa đồng tính giống P : 1/3 cá thể F2 cho Fa phân tính 3 : 1.
Câu 23: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng là:
A. Bộ NST của bố, mẹ trong con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc.
B. Có sự cách ly về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài.
C. Không phù hợp cơ quan sinh sản với các cá thể khác cùng loài.
D. Không có cơ quan sinh sản hoàn chỉnh.
Câu 24: Một phép lai giữa 2 cây lưỡng bội thu được 140 hạt trắng: 180 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết số hạt đỏ dị hợp tử về tất cả các cặp gen là bao nhiêu?
A. 90 hạt B. 160 hạt C. 80 hạt D. 20 hạt
Câu 25: Ở tằm, gen A quy định trứng sáng, gen a qui định trứng sẫm trên NST X. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt tằm đực, tằm cái ngay từ giai đoạn trứng?
A. XAXA x XaY B. XaXa x XAY C. XaXa x XaY D. XAXa x XAY
Câu 26: Đặc điểm của gen lặn trên NST X không có alen trên Y là:
A. Ở thể dị giao tử chỉ cần 1 gen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình.
B. Gen lặn chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở giới dị giao tử.
C. Gen lặn không được biểu hiện ra kiểu hình.
D. Chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp lặn.
Câu 27: Một vùng mã hoá của 1 gen, không kể codon kết thúc gồm 735 cặp bazơ nitơ. Phân tử prôtêin được qui định bởi gen này có khối lượng là bao nhiêu. Biết 1 axit amin ở dạng tự do có khối lượng trung bình là 122.
A. 25394 B. 29890 C. 29768 D. 27590
Câu 28: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 47%, AC = 36%, BC = 11%, bản đồ gen về 3 gen nói trên như thế nào?
A. BAC B. CAB
C. ABC D. ACB
Câu 29: Câu nào sau đây SAI?
A. Acridin chèn vào mạch bổ sung gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.
B. Đột biến gen do ghép nhầm G* trải qua 2 lần tái bản ADN.
C. Đột biến gen lặn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nên không bị đào thải.
D. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người do tác nhân hoá học consixin gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Câu 30: Ở cừu, kiểu gen HH: có sừng, kiểu gen hh: không sừng, kiểu gen Hh: biểu hiện có sừng ở cừu đực, không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2 là:
A. F1: 100% có sừng; F2: 1có sừng: 1 không sừng
B. F1: 1 có sừng: 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng
C. F1: 1 có sừng: 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng
D. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.