Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình – Tây Hồ năm học 2011 – 2012 môn Sinh lớp 11, Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình – Tây Hồ năm học 2011 – 2012 môn Sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
|
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
|
Câu 1: (2 điểm)
Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
b. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ theo phương thức hút bám trao đổi?
c. Đất chua thì nghèo dinh dưỡng?
d. Khi chu trình Crêp ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3?
e. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: thực hiện trong điều kiện hiếu khí và có lực khử mạnh?
f. Độ ẩm của đất không liên quan tới quá trình trao đổi khoáng và nitơ?
g. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
h. Thực vật C4 cố định CO2 tại tế bào mô giậu?
Câu 2: (2 điểm)
Nêu khái niệm, cơ chế của:
a. Phản ứng mở quang chủ động của khí khổng.
b. Phản ứng đóng thủy chủ động của khí khổng.
Câu 3: (2 điểm)
a) Hoàn thành sơ đồ khuyết thiếu mô tả quá trình cố định CO2 của một nhóm thực vật?
b) Nêu tên và đặc điểm của nhóm thực vật đó?
Câu 4: (1,5 điểm)
Khoa học đã khẳng định: Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím.
a) Nêu thí nghiệm để chứng minh điều đó?
b) Giải thích?
Câu 5: (2,5 điểm)
a) Trình bày đặc điểm (vị trí, nguyên liệu,sản phẩm cuối cùng, số lượng ATP) ở các giai đoạn chính của quá trình hô hấp hiếu khí theo bảng sau:
b) Sự thay đổi nồng độ O2 trong môi trường ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
Câu 6: (1,5 điểm)
Điểm khác nhau trong tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa và túi tiêu hóa?
Câu 7: (2 điểm)
Phân biệt hoạt động của cơ tim và cơ vân? Giải thích sự khác biệt đó?
Câu 8: (2 điểm)
Nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật?
Tại sao mang cá thích hợp cho việc trao đổi khí dưới nước nhưng lại không thích hợp cho trao đổi khí trên cạn?
Câu 9: (2 điểm)
So sánh tính cảm ứng ở động vật và thực vật?
Câu 10: (2 điểm)
a) Lập sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính?
b) Ở các động vật như: thủy tức, châu chấu, tinh tinh, chó săn thường có những loại tập tính nào? Tại sao?
Download tài liệu để xem thêm chi tiết