Đề thi thử Đại học năm 2013 – môn Sinh học (Đề 12), Đề thi thử Đại học năm 2013 – môn Sinh học (Đề 12)
SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG III |
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Đề số 12
Câu 1: Ngược với hô hấp ở ti thể, trong quang hợp:
A. có sự tham gia của các hợp chất kim loại màu. B. chuyền êlectron.
C. nước được phân li. D. nước được tạo thành.
Câu 2: Nếu thiếu tirôxin sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với trẻ em ?
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
C. Hội chứng Đao. D. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển
Câu 3: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não ?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt ác mạch ở não, khi huyết áo cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 4: Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. số đoạn exon và introng lần lượt là :
A. 25 ; 26. B. 26 ; 25. C. 24 ; 27. D. 27 ; 24.
Câu 5: Các thành phần sau đây: ADN plimeraza, ARN polimeraza, mạch khuôn, đoạn mồi… giúp ta nhớ đến cơ chế nào?
A. Phiên mã. B. Dịch mã. C. Tái bản. D. Nhân đôi NST.
Câu 6: Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát chủ yếu của :
A. gen ức chế B. gen điều hoà. C.gen sản xuất. D. gen khởi động
Câu 7: Mã di truyền là :
A. Mã bộ ba được đọc liên tục trên mARN theo chiều 3’ – 5’
B. Mã bộ ba trên ADN.
C. Mã bộ ba trên ADN được đọc liên tục.
D. Mã bộ ba được đọc liên tục trên mARN theo chiều 5’ – 3’
Câu 8: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực :
A. Nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Thể Gongi.
Câu 9. Dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc có thể làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin:
A. 1 B. 2 C. 1 hoặc 2 D. 3
Câu 10: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây:
A. Khi tế bào đang còn non.
B. Khi NST đang đóng xoắn.
C. Khi ADN tái bản.
D. Khi ADN phân li cùng với NST ở kì sau của quá trình phân bào.
Câu 11: Trong cấu trúc của 1 đơn phân nuclêôtit, axit phôtphoric liên kết với đường ở vị trí cac bon số (m) và bazơ liên kết với đường ở vị trí cacbon số (n); m và n lần lượt là:
A. 5’ và 1’ B. 1’ và 5’ C. 3’ và 5’ D. 5’ và 3’.
Câu 12: Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
A. Vì gen trong quần thể giao phối có cấu trúc kếm bền vững.
B. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn.
C. Số lượng gen trong tế bào rất lớn.
D. Vì trong quần thêt giao phối hiện tượng NST bắt cặp và trao đổi chéo xảy ra thương xuyên hơn.
Câu 13: Lai cỏ linh lăng hoa đỏ với cỏ linh lăng hoa vàng thu được F1 toàn cỏ linh lăng hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có: 165 cây hoa màu lục; 60 cây hoa màu đỏ; 54 cây hoa màu vàng; 18 cây hoa màu trắng. Đây là kết quả của quy luật:
A. tương tác át chế B. tương tác cộng gộp.
C. tương tác bổ trợ. D. trội trung gian.
Câu 14: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:
A. 0,5% B. 49,5 %. C. 50%. D. 1,98 %.
Câu 15: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang đạt trạng thái cân bằng di truyên (theo định luật Hacđi- Vanbec) ?
A. 100% Aa. B. 25% AA: 50% aa : 25% AA.
C. 100% aa. D. 36% Aa: 48% AA: 16% aa.
Câu 16: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là:
A. 1/128. B. 127/128. C. 255/ 256. D. 1/ 256
Câu 17: Tính trạng nào sau đây là tính trạng có hệ số di truyền cao?
A. Số lượng trứng gà lơgo đẻ trong một lứa.
B. Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò.
C. Khối lượng 1000 hạt của một giống lúa trong một vụ thu hoạch.
D. Sản lượng sữa của một giống bò trong chu kì vắt sữa.
Câu 18: Loại tác nhân đột biến đã được sử dạng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn dạng lưỡng bội bình thường là:
A. tia tử ngoại. B. tia X. C. EMS (êtyl mêtan sunphonat). D. cônsixin.
Câu 19: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n= 14; tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm sẽ có NST là:
A. 21. B. 13. C. 15. D. 17.
Câu 20: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> cg ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5; cg= 0,4; c= 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng.
B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.
C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.
D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.
Câu 21: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r. Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định. Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?
A. (0,99)40. B. (0,90)40.. C. (0,81)40. D. 0,99..
Câu 22: Ở đậu Hà lan: Trơn trội so với nhăn. Cho đậu hạt trơn lai cới đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt trơn. F1 tự thụ phấn được F2; Cho rằng mỗi quả đậu F2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp qủa đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu?
A. 3/ 16. B. 27/ 256. C. 9/ 16. D. 9/ 256.
Câu 23: Cặp giao tử này sau đây không thể kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử?
A. n+ 1 và n. B. n- 1 và n. C. n và 2n. D.* n -1 và 2n.
Câu 24: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là:
A. AaBb x AABb B. Aabb x AaBB.
C. aaBb x Aabb. D. AaBb x aabb.
Câu 25: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết , kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. aaaa
Câu 26: Dạng đột biến cấu trúc NST ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là:
A. chuyển đoạn. B. đảo đoạn.
C. mất đoạn. D. *lặp đoạn
Câu 27: Câu nào dưới đây là không đúng?
A. ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin Mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
C. trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Met đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Tất cả prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu 28: Một gen dài 0,51 μm, sau ĐB gen chỉ huy tổng hợp nên chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 498 aa. Đây là dạng đột biến (A).Tổng số nuclêôtit (nu) của gen sau ĐB là (B); (A), (B) lần lượt là:
A. Thay thế một cặp nu; 3000nu. B. thay thế một cặp nu ;2594 nu.
C. Mất một cặp nu; 2998 nu; D. mất 3 cặp nu; 2994 nu
Câu 29: Một gen có M= 450000 đvC; Hiệu số giữa A với loại nu không bổ sung với nó bằng 30% tổng số nu của gen.Nếu gen này bị đột biến mất 1 cặp nu A- T, thì số liên kết hiđrô của gen là sau ĐB sẽ thay đổi so với gen bình thường (Hđb/ H) là:
A. 1648/ 1650. B. 1548/ 1650. C. 1548/ 1750. D. 1648/ 1750.
Câu 30: Việc sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nu có ý nghĩa gì?
A. Biết được hoá chất có gây ra đột biến.
B. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba
C. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng ĐB này.
D. Cho thấy quá trình tái của ADN có thể không đúng mẫu
Câu 31: Khi một gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 thì chuỗi polipeptit đột biến bị:
A. thay thế một axit amin. B. thay đổi trình tự toàn bộ các axit amin.
C. mất 1 axit amin. D. thay đổi trình tự từ aa thứ 2.
Câu 32: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào:
A. XY và O. B. X, Y, XY và O.
C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Câu 33. Biết A: quả ngọt; a: quả chua. Đem lai các cây tứ bội với nhau; Nếu thế hệ sau xuất hiện 350 cây quả ngọt trong số 420 cây thì kiểu gen của P là:
A. Aaaa x aaaa. B. Aaaa x Aaaa.
C. AAaa x aaaa. D. AAaa x Aaaa
Câu 34: Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng.
Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
A.1 hồng : 1 trắng B. 1 đỏ : 1 trắng
C. 1 đỏ : 1 hồng D. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
Câu 35: Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định, nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO, nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO , nhóm máu AB được quy định bơi kiểu gen IAIB.Hôn nhân giữa những bố mẹ có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có đủ 4 loại nhóm máu?
A. IAIO x IAIB B. IBIO x IAIB
C. IAIB x IAIB D. IAIO x IBIO
Câu 36: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A.4 B.9 C.6 D.1
Câu 37: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 46%; AC= 34%; BC= 12%. Bản đồ gen sẽ là:
A. ACB. B. BAC. C. CAB. D. ABC.
Câu 38: Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, với mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lêh phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai (ABD/ abd) x (ABD/ abd) sẽ có kết quả giống như kết quả của:
A. tương tác gen. B. gen đa hiệu.
C. lai hai tính trạng D.* lai một tính trạng.
Câu 39: Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao hối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào?
A. 50% ruồi cái mắt trắng.
B. 75% ruồi mắt đỏ; 25% ruồi mắt đỏ ở cả đực và cái.
C. 100% ruồi đực mắt trắng.
D. 50% ruồi đực mắt trắng.
Câu 40: Trong phép lai giữa cây đậu hoa đỏ và cây đậu hoa trắng được F1 :đồng loạt cây đậu hoa đỏ.Kết luận luận nào sau đây là hoàn toàn chính xác?
A. Tính trạng ở F1 là tính trạng trội do một gen quy định.
B. Tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng.
C. Cây đậu hoa đỏ và cây đậu hoa trắng ở bố, mẹ là thuần chủng.
D. Cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ cho tỉ lệ kiểu hình là: 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
Câu 41: Cho các cây có kiểu gen: AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cae 3 cặp gen có thể tạo ra là:
A. 3. B. 8. C. 1. D. 6.
Câu 42: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong:
A. Lai khác loài. B. lai khác thứ.
C. lai khác chi. D. lai khác dòng.
Câu 43: Bước chuẩn bị quan trọng để tạo ưu thế lai là:
A. Bồi dưỡng, chăm sóc giống.
B. Tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối.
C. Kiểu tra kiểu gen về các tính trạng quan tâm.
D. Chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1.
Câu 44: Bệnh Phêninkêtôniệu có thể điều trịn bằng phương pháp nào sau đây?
A. Tác động kiểu hình.
B. Tác động vào kiểu gen (liệu pháp gen)
C. Chiếu phóng xạ.
D. Tác động vào kiểu hình hoặc tác động vào kiểu gen.
Câu 45: Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại?
A. Bệnh Đao. B. Bệnh tơc nơ.
C. Bệnh Patau. D. Bệnh Claiphentơ
Câu 46: Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào ?
A) Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
B) Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ
C) Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY
D) Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
Câu 47. Khi đề cập đến plasmit, nội dung nào sau đây không đúng:
I. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
II. Dùng làm thể truyền (vectơ) trong phương pháp cấy gen.
III. Chứa từ 8000 – 200000 nuclêôtit.
IV. Nhân đôi độc lập với NST.
V. Có mạch thẳng gồm hai mạch xếp song song nhau.
A. I, III và V. B. III và V. C. II và V. D. V.
Câu48. Khi đề cập đến enzim cắt Restrictaza, đều nào sau đây sai:
I. Chỉ có 1 loại, tìm thấy ở vi khuẩn.
II. Khoảng 150 loại, tìm thấy ở vi khuẩn và tổng hợp nhân tạo (Invitro).
III. Chỉ có 1 loại, do con người tổng hợp.
IV. Khoảng 150 loại, do virut tổng hợp.
A. I, III, IV. B. I, II, III. C. I, II, IV. D. II, III, IV
Câu 49. Somatostatin, (hoocmôn sinh trưởng) có tác dụng làm cho bò:
A. Tăng trọng nhanh. B. Miễn dịch một số bệnh.
C. Tăng sản lượng sữa nhanh chóng. D. Đẻ được nhiều con.
Câu 50. Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A. Hiểu được cấu trúc hóa học của axit nuclêôic và di truyền vi sinh vật.
B. Sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn và làm hạ giá thành của nó.
C. Phát hiện các loại enzim cắt giới hạn và các loại enzim nối.
D. Có thể tái tổ hợp ADN của hai loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại
Download tài liệu để xem thêm chi tiết