Đề thi Tin học trẻ tỉnh Đồng Tháp năm 2012 – Bảng B – Cấp THCS, Đề thi Tin học trẻ tỉnh Đồng Tháp năm 2012 – Bảng B – Cấp THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2012
Đề thi: Thực hành – Bảng B – cấp THCS
Ngày thi: 08/06/2012 – Thời gian: 120 phút
TỔNG QUAN BÀI THI:
Bài 1: (6 đểm) ĐỘ DẦY VÀ ĐỘ CAO
+ Định nghĩa: Một số tự nhiên N. Độ dầy số tự nhiên N là số chữ số của N, độ cao số tự nhiên N là tổng các chữ số của N.
Chẳng hạn: N = 232 thì N có độ dầy là 3, độ cao là 7.
+ Yêu cầu: Cho trước số tự nhiên N. Tính độ dầy và độ cao của số tự nhiên N.
+ Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản SO.INP chỉ có 1 dòng chứa số tự nhiên N (1<=N<1016).
+ Kết quả: Ghi ra tệp văn bản SO.OUT có dạng:
– Dòng đầu tiên ghi độ dầy của số N.
– Dòng kế tiếp ghi độ cao của số N.
BÀI 2 (7 điểm) CHUẨN HÓA VĂN BẢN
+ Định nghĩa: Một văn bản được gọi là văn bản chuẩn nếu:
– Hai từ liền nhau có duy nhất một dấu cách trống;
– Dấu ngắt câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) được đặt sát vào từ ngay trước nó, sau đó mới đến dấu cách trống;
– Dấu mở ngoặc đơn đặt sát vào phía bên trái của từ bắt đầu mở ngoặc;
– Dấu đóng ngoặc đơn đặt sát bên phải từ cuối cùng được đóng ngoặc.
+ Yêu cầu: Cho trước một văn bản, kiểm tra và đưa đoạn văn bản về dạng văn bản chuẩn.
+ Dữ liệu vào: từ tệp văn bản VANBAN.INP, gồm nhiều dòng, mỗi dòng không quá 255 kí tự.
+ Kết quả: ghi ra tệp văn bản VANBAN.OUT lưu trữ đoạn văn bản đã được chuẩn hóa.
BÀI 3. (7 điểm) TỔNG LỚN NHẤT
Cho một bảng A gồm N x N sốnguyên (N ≤ 100), các dòng được đánh số trên xuống dưới bắt đầu từ 1, các cột được đánh số từ trái qua phải cũng bắt đầu từ 1. Mỗi số trong bảng có giá trị tuyệt đối không vượt quá 10000. Đường chéo chính của bảng là
đường thẳng nối hai ô (1,1) và (N,N). Như vậy trên bảng có 2N-1 đuờng chéo song song với đường chéo chính.
+ Yêu cầu: Hãy tìm đường chéo song song với đường chéo chính có tổng các phần tử trên đường chéo đó là lớn nhất.
+ Dữ liệu vào: Cho từ tệp văn bản TONG.INPcó dạng:
– Dòng đầu chứa số N.
– Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo chứa N số nguyên lần lượt ứng với các phần tử nằm trên dòng thứ i của bảng A.
+ Kết quả: Ghi ra tệp văn bản TONG.OUT có một dòng chứa duy nhất một số nguyên là tổng lớn nhất các phần tử trên đường chéo tìm được.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết