Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương năm học 2017 – 2018, Mời các bạn cùng tham khảo đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT
Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương năm học 2017 – 2018 được Tài Liệu Học Thi cập nhật đầy đủ và chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới nhé!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10THPT NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang) |
Câu 1: (2.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống nước xin làm cọ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm đó do nhà văn nào sáng tác?
b. Đây là lời thoại của ai? Lời thoại đó được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào?
c. Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trong bài hát Bụi phấn của nhạc sĩ Vũ Hoàng (Ý thơ của Lê Văn Lộc) có đoạn ca từ sau:
“…Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay…”
(Theo 50 bài hát thiếu nhi hay nhất, NXB Văn hoá thông tin, 2005, trang 10)
Từ lời ca trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn thầy cô.
Câu 3: (5,0 điểm)
Trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước và tấm lòng nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước..
(“Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải, Theo SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
———–HẾT————