Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, gồm 2 câu, với thời gian làm bài 150 phút. Thông qua đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi, rút ra cách phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo:
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi năm 2020
Sở GD&ĐT Hải Dương ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Môn: Ngữ Văn (Chuyên) |
Câu 1:
1- Mở bài
– Dẫn dắt giới thiệu 2 nhân định (chú ý 2 nhận định này đều bàn về nội dung chính là việc đọc sách, nhưng với 2 thái độ tương phản).
2- Thân bài
a- Giải thích
– Nhận định của Chu Quang Tiềm:
- Học vấn là chỉ trình độ hiểu biết, tương thông kiến thức, vận dụng của một người.
- Đọc sách là chỉ việc đọc, ngâm cứu, tiếp thu các kiến thức của bậc tiền bối được lưu giữ ở trong sách.
→ Theo Chu Quang Tiềm, việc đọc, tiếp thu những kiến thức cha ông đúc kết, để lại trong sách vở là một việc vô cùng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu để có thể hoàn thiện, trao dồi và nâng cao sự hiểu biết của bản thân – đề cao vai trò, giá trị của việc đọc sách.
Nhận định của Khổng Tử: cho rằng khi đọc sách, mà chỉ biết tiếp thu 1 chiều các thông tin, kiến thức từ sách vở mà không biết đối chiếu với những kiến thức vốn có, những thực tiễn của cuộc sống thì việc đọc sách là vô ích – không đề cao giá trị của việc đọc sách như Chu Quang Tiềm
→ 1 người đề cao học tập lý thuyết 1 người đề cao học tập có thực hành, nhìn ra thực tiễn.
b- Bàn luận
– Bàn luận dựa trên các luận điểm cơ bản sau:
- Việc đọc sách, tiếp thu các kiến thức từ thế hệ đi trước là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quan trọng (đồng ý với Chu Quang Tiềm)
- Khi học tập, ta cũng cần đề cao việc học hỏi từ thực tiễn, môi trường xung quanh, không nên tuyệt đối hóa các kiến thức có trong sách vở (đồng tình với Khổng Tử)
- Như vậy, mỗi ý kiến đều có khuyết điểm riêng: Chu Quang Tiềm chưa thực sự quan tâm đến kiến thức thực tiễn cuộc sống – nguồn kiến thức khổng lồ và vô tận, còn Khổng Tử lại chưa nhận diện đúng và có phần xem nhẹ giá trị của những kiến thức trong sách vở.
→ Cần thống nhất cả 2 ý kiến với nhau: cần kết hợp nhuần nhuyễn với nhau: cần vừa đọc sách, tìm hiểu và tiếp thu kiến thức trong sách vở, nhưng cũng cần phải tìm hiểu thông tin từ thực tiễn, môi trường xung quanh.
→ Hiện nay, trong xã hội hiện nay, nền giáo dục nước ta đã kết hợp được giữa việc học ở sách vở và học ở thực tế qua các giờ thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm thực tế.
c. Mở rộng nâng cao
– Ngoài ra, chúng ta cũng cần đề cao tinh thần phản biện trong học tập, có sự tuy duy riêng, không luôn thụ động, tiếp thu 1 chiều, tuyệt đối hóa các kiến thức được nghe, được tiếp nhận.
– Liên hệ với việc học tập hiện nay của học sinh (1 bộ phận đã kết hợp nhuần nhuyễn, 1 bộ phận vẫn chưa và cần định hướng lại phương hướng học tập)
– Cần có sự đồng bộ giữa phương pháp học tập kết hợp lý thuyết và thực tiễn từ học sinh cho đến công tác giảng dạy.
3- Kết bài
– Thâu tóm lại nội dung, giá trị tiêu biểu của bài viết: cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa học tập trên sách vở với việc học tập ở thực tiễn.
Câu 2:
1- Mở bài
HS dẫn dắt để giới thiệu nhân định (nên đi vào từ một nhận định có giá trị tương ứng về nội dung của đề ra – nội dung, đề tài, tư tưởng của thơ ca).
2- Thân bài
a- Giải thích
- Sự thể hiện ở đây chính là sự mô phỏng, tái tạo lại cuộc sống hiện thực vào các tác phẩm thơ ca thông qua lăng kính riêng của nhà thơ, qua cổ họng riêng của nhà thơ, để tạo nên các tác phẩm mang những phong cách riêng biệt.
- Con người gồm cả những hình ảnh ảnh về ngoại hình và được chú trọng hơn cả là những vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng sống, đạo đức sống.
- Thời đại là một khái niệm mang tính khái quát rộng, chỉ cả một khoảng thời gian dài có đặc điểm tính chất chung về đặc điểm lịch sử, xã hội.
- Cao cả là những điều giàu ý nghĩa, có giá trị to lớn, vượt lên những định mức thông thường.
→ Nhận định “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” khẳng định về đề tài, nội dung, mục đích của thơ ca chinh là tái hiện lại những vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần, lý tưởng cao lớn, vĩ đãi của con người trong những thời đại hào hùng, mang tính lịch sử, có ý nghĩa quan trọng với vận mệnh.
b- Bàn luận
HS bám sát phân tích kĩ các luận điểm về mặt lý thuyết, sau đó mới đem các hình ảnh, tác phẩm vào để phân tích, làm rõ hơn phần lý thuyết.
- Thơ ca tái hiện, thể hiện những vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn, mục tiêu, lý tưởng của con người trong mọi “miền đất” mà nhà thơ tìm thấy được (làm rõ bằng hình ảnh người lính trong Đồng chí, hình ảnh người ngư dân trong Đoàn thuyền đánh cá).
- Thơ ca tái hiện lại cả một thời đại lịch sử hào hùng, vàng son của dân tộc (thời đại của những tháng năm cả nước chiến đấu quên mình để chống Mĩ bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc trong Đồng chí, thời đại của những năm tháng nhân dân cả nước hào hùng, phấn khởi lao động xây dựng tổ quốc trong Đoàn thuyền đánh cá)
- Thơ ca tập trung tái hiện những nội dung về con người và lịch sử cao cả, có ý nghĩa, vai trò quan trọng, có ý nghĩa (sự nghiệp chiến đấu quên bản thân, hi sinh vì tổ quốc trong Đồng chí, tinh thần lao động hăng say, phấn khởi, tự hào về quê hương trong Đoàn thuyền đánh cá)
c- Mở rộng nâng cao
- Thơ ca còn có thể mở rộng nội dung sáng tác ra với nhiều đề tài mới, bởi các vùng đất lạ đang chờ được khai thác là vô tận, không thể luôn chỉ viết về con người và thời đại được.
- Thơ ca không thể chỉ viết về những điều cao cả, mà phải viết về cả những nỗi đau, những bất hạnh, những tiêu cực, nhỏ nhen… Có như vậy thì mới tạo nên một thế giới đa chiều, đa diện được.
→ Đây là những khuyết điểm chung của văn học Việt Nam thời kì văn học kháng chiến và khi mới độc lập. Sau khi văn nghệ được cởi trói năm 1986, văn học nước ta dần mở rộng hơn, đa dạng hơn về đề tài và phong cách sáng tác.
3- Kết bài
HS tóm lược lại các nội dung trọng tâm của nhận định.