Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Cao Bằng, Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 tỉnh Cao Bằng. Đề thi có
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Cao Bằng là tài liệu vô cùng hữu ích, mà hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả quý thầy cô và các bạn.
Với tài liệu này thì các bạn có thể dễ dàng đối chiếu kết quả bài thi của mình. Sau đây sẽ là bộ đề thi vào lớp 10 của sở GD&ĐT Cao Bằng năm 2020, cùng với đáp án, xin mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Hóa tỉnh Cao Bằng năm 2020
Sở GD&ĐT Cao Bằng ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Hóa học |
Câu 1: (3,0 điểm)
1. Cho các hợp chất có công thức hóa học sau:
a. Gọi tên các hợp chất trên.
b. Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ? Hợp chất nào là hợp chất hữu cơ?
2. Hãy sắp xếp các kim loại sau theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần? Cu, Zn, Na, Ag.
3. Nêu hai ứng dụng của nhóm trong thực tế mà em biết?
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi điều kiện phản ứng, nếu có) .
2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau:
Câu 3: (2,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm sau:
1. Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
2. Nhúng đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch .
Câu 4: (2,0 điểm) Cho 200ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với dung dịch , cho đến khi phản ứng kết thúc.
1. Viết phương trình hóa học.
2. Tính khối lượng kết tủa và nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể).
3. Lọc lấy hoàn toàn kết tủa trên đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Câu 5: (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào dung dịch Ca (OH) 2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy khối lượng bình đựng Ca (OH) tăng thêm 28,4 gam. Xác định thành phần % theo thể tích mỗi chất khí trong hỗn hợp ban đầu,
(Cho biết: Ca = 40, H = 1,0 = 16, C = 12, Mg = 24, Na = 23, Cl = 35,5)
Đáp án đề thi môn Hóa
Câu 1. (3,0 điểm)
1
a) Tên các chất:
CaO: canxi oxit
C2H5OH rượu etylic
HCl: axit clohidric.
CH3COOH: axit axetic.
b) Những hợp chất vô cơ là: CaO, HCL
Những hợp chất hữu cơ là: C2H5OH, CH3COOH
2. Mức độ hoạt động hóa học tăng dần Ag Cu Zn Na.
3. Hai ứng dụng thực tế của nhôm là:
+ Nhôm được sử dụng đồ dùng gia đình: xong, chậu…
+ Nhôm được sử dụng làm vật kệu xây dựng khung nhôm của sổ..
Câu 2: (2,0 điểm)
1.
(1) S + O2 -> SO2
(2) SO2 + O2 -> SO3
(3) SO3 + H2O -> H2SO4
(4) H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2h20
2.
Dẫn các khí vào ống thí nghiệm khác nhau
Cho các khí đi qua nước vôi trong ( dư) Khí làm nước vôi trong đục là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → →CaCO3+H2o
khí không làm đục nước vôi trong là CH4, C2H4
Dẫn khí còn lại đi qua dung dịch Brom
Dư Khí làm dung dịch Brom mất màu là C2H4
C2H4 + Br2 → C2HBr2
Khí còn lại là : CH4
Câu 3: (2,0 điểm)
1.
Có chất rắn màu trắng xuất hiện.
4Al + 3O2 —> 2Al2O3
2. Hiện tượng hóa học: Đinh sắt tan dần, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. Sau 1 thời gian lấy đinh sắt ra thì thấy 1 lớp kim loại màu đỏ gạch bám ngoài (đó chình là đồng) .
PTHH: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
Câu 4: (2đ)
0,2 → 0,1
nNaCl= 0,2 mol
–
0,1 → 0.1
Câu 5: (1,0 điểm)
Gọi số mol của CH4 và C2H4 lần lượt là a và b.
Ta có số mol khí ban đầu là:
Phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí đã cho là:
a 2a a
b 2b 2b
Dẫn toàn bộ sản phẩm sang dung dịch Ca(OH)2 dư, ta có phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Phản ứng không có khí thoát ra, nên khối lượng tăng thêm chính là khối lượng H2O và CO2 dẫn vào:
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta có:
a = 0,2 (mol), b = 0,1 (mol)
Phần trăm thể tích mỗi chất khí ban đầu là:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Cao Bằng năm 2020
Sở GD&ĐT Cao Bằng ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: (4.0 điểm)
1) thực hiện phép tính:
2) Tìm a để đồ thị hàm số đi qua điểm M(3;-1)
3) Giải phương trình:
4) Giải hệ phương trình:
Câu 2: (2.0 điểm)
Bác An đi xe ô tô từ Cao Bằng đến Hải Phòng. Sau khi đi được nửa quãng đường bác An cho xe tăng vận tốc thêm 5km/h nên thời gian đi nửa quãng đường sau ít hơn thời gian đi nửa quãng đường đầu là 30 phút. Hỏi lúc đầu bác An đi xe với vận tốc bao nhiêu? Biết rằng khoảng cách từ Cao Bằng đến Hải Phòng là 360 km
Câu 3: (1.0 điểm)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết AB = 6cm, AC = 8cm.
a) Tính độ dài cạnh BC
b) Kẻ đường cao AH. Tính độ dài đoạn AH
Câu 4: (2.0 điểm)
Qua điểm A nằm ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến AB và AC của đường tròn (B,C là các tiếp điểm)
a) Chứng minh ABOC là tứ giác nội tiếp
b) Kẻ đường thẳng qua điểm A cắt đường tròn (O) tại hai điểm E và F sao cho E nằm giữa A và F. Chứng minh BE.CF = BF.CE
Câu 5 (1.0 điểm)
Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của biểu thức:
Đáp án
Câu 1: (4đ)
1) Ta có:
.
2) Vì đồ thị hàm số y = ax+5 đi qua điểm M (3,-1) nên thay x=3, y=1 vào hàm số y=ax+5 ta được:
Vậy a= -2.
3) Ta có:
Phương trình trên là phương trình bậc hai một ẩn có a=2, b=-3, c=1.
Ta có nên phương trình có hai nghiệm phân biệt x=1, .
Vậy phương trình có hai nghiệm .
4) Ta có:
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x,y) = (2,-1).
Câu 2: (2đ)
Gọi vận tốc lúc đầu bác An đi là x (km/h) (x<0).
Nửa quảng đường đầu vừa nửa quãng đường sau đều dài 360:2=180 km.
Thời gian bác An đi nửa quãng đường đầu là .
Trên nửa quãng đường sau, bác An đi với vận tốc là x+5 (km/h).
Thời gian bác An đi nửa đường sau là: .
Vì thời gian đi nửa quãng đường sau ít hơn thời gian đi nửa quãng đường đầu là 30 phút = giờ nên ta có phương trình:
Vậy lúc đầu bác An đi với vận tốc 40km/h.
Câu 3: (1đ)
a) Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Pytago ta có:
Vậy BC=10cm.
b) Xét tam giác ABC vuông tại A có chiều cao AH, theo hệ thức lượng thức trong tam giác vuông, ta có:
Vậy AH=4,8 cm
Câu 4 (2đ)
a)
AB là tiếp tuyến với (O) nên .
AC là tiếp tuyến với (O) nên
Tứ giác ABOC có
Do đó ABOC là tứ giác nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180º).
b)
Xét có:
A chung
(góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung BE).
A chung
Ta có
Mà nên
Câu 5 (1đ)
ĐK:
Ta có:
Vậy GTNN của A là khi x=0.
GTLN của A là
Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ văn tỉnh Cao Bằng
Sở GD&ĐT Cao Bằng ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn |
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.“
(Theo Trần Quốc Minh)
Câu 2: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sát và trả lời các câu hỏi:
“Câu hát căng buồn với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.”
a) Đoạn thơ được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ?
Câu 3: (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một).
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2020
Câu 1: (2,0 điểm)
– Phép so sánh: Những ngôi sao thức – mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
– Tác giả:thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
b)
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
Câu 3: (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa
a) Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:
+ Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký từ thời kì kháng chiến chống Pháp với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ.
+ Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (1970) ra đời sau chuyến đi thực tế Lào Cai, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long.
– Giới thiệu khái quát về nhân vật anh thanh niên:
+ Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng là nhân vật trung tâm của truyện, là một trong những biểu tượng của người lao động xây dựng đất nước sau chiến tranh.
b) Thân bài
* Khái quát về tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả nhằm ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu chuyện đại diện cho những con người tốt khắp mọi miền đất nước, những nơi luôn đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.
– Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
* Phân tích nhân vật anh thanh niên
– Hoàn cảnh sống và làm việc:
+ Anh sống trên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, quanh năm sống với hoa cỏ.
+ Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
=> Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực, cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.
– Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m).
+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.
+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp.
– Hành động, việc làm đẹp:
+ Anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao dù chỉ có một mình không ai giám sát:
- Nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày.
- Chủ động trong công việc và cuộc sống
=> Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.
– Phong cách sống cao đẹp:
+ Tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp
+ Yêu thiên nhiên: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực rỡ…
+ Yêu con người: Cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
+ Khiêm tốn, thành thực: cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.
+ Tự giác, tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
+ Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.
=> Những phẩm chất của anh thanh niên là đại diện cho những người lao động nhiệt huyết, trung thực, giản dị, khiêm tốn, âm thầm và luôn cống hiến vì Tổ quốc.
* Đánh giá về nghệ thuật khắc họa nhân vật
– Miêu tả nhân vật thông qua cách nhìn của một nhân vật khác: thông qua bác lái xe, qua bác họa sĩ, cô gái, lột tả nhân vật anh thanh niên một cách khách quan, chân thực.
– Miêu tả tính cách, nội tâm nhân vật qua những hành động và đoạn đối thoại tự bộc lộ của nhân vật.
c) Kết bài
– Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.
– Liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay.