Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên KHXH&NV Hà Nội, Sau đây, sẽ là bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT Chuyên KHXH&NV năm
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT Chuyên KHXH&NV năm học 2020-2021 là tài liệu vô cùng hữu ích mà hôm nay Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến tất cả các bạn.
Tài liệu này sẽ bao gồm đề thi của 2 môn học là Toán, Ngữ văn có kèm theo đáp án. Sau đây, xin mời quý thầy cô và các bạn học sing cùng tham khảo.
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – Trường Đại học KHXH&NV – ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn (không chuyên) Ngày thi: 12/7/2020 |
Phần I – Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên:
– Ba…a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc :
– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con !
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
(Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198)
Câu 1(1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ây.
Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 (1.5 điểm): Đoạn trích trên miêu tả đôi mắt của hai nhân vật, đó là những nhân vật nào? Đôi mắt của mỗi nhân vật cho ta biết gì về tâm trạng của nhân vật và hãy lý giải tại sao nhân vật lại có tâm trạng ấy?
Phần II – Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 – Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng và sâu nặng. Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình cảm gia đình.
Câu 2 – Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Theo sách Ngữ văn 9 tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 56)
Hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Hết
Đáp án
Phần I – Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên:
– Ba…a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc :
– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con !
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
(Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Được viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên
Câu 2 (0,5 điểm):
Lựa chọn 1 trong 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên:
– “Thôi! Ba đi nghe con! => Anh Sáu khẽ nói nói với bé Thu rằng mình phải đi rồi.
– “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba…a…a…ba!” => Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu một tiếng ba xé lòng.
Câu 3 (1.5 điểm):
– Tác giả miêu tả 2 đôi mắt của anh Sáu và bé Thu
– Cảm nhận và lý giải
+ Anh Sáu: Đôi mắt trìu mến, hết sức yếu thương con, muốn ôm lấy con trước khi đi; nhưng nó cũng rất buồn rầu vì bé Thu không nhận ra anh là cha
+ Bé Thu: ăn năn, hối hận, muốn chạy vào lòng ôm ba.
Phần II – Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 – Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
– Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt, giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình. Suy nghĩ của em về vấn đề này(gia đình đóng vai trò quan trọng, cần thiết,…).
– Các em có thể sử dụng câu thơ, ca dao, tục ngữ hay về gia đình để nêu ra vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình.
Bàn luận vấn đề:
Giải thích vấn đề: Tình cảm gia đình là gì?
– Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
– Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
Câu 2 – Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Đảm bảo các nội dung cần có: Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả
– Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác
+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người.
+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
– Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.
+ Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng
+ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.
→ Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.