Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên, Lâm Đồng, Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên của Sở GD&ĐT Lâm Đồng
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên của Sở GD&ĐT Lâm Đồng bao gồm cả đề thi môn Ngữ văn, Toán chuyên, có đáp án kèm theo. Giúp các em học sinh dễ dàng so sánh kết quả bài thi của mình.
Xem Tắt
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên Lâm Đồng
Đề thi vào 10 môn Văn 2020 Chuyên Lâm Đồng
Sở GD&ĐT Lâm Đồng ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN Môn: Ngữ Văn |
I. Phần Đọc – Hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn
Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn
Câu 4 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử
II. Phần tập làm văn (6,0 điểm)
Cảm nhận về bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Chuyên Lâm Đồng 2020
I. Phần Đọc – Hiểu
Câu 1: Đoạn văn được trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2: Thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn: “Còn anh” trong câu văn thứ 2.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn: Cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách giữa anh Sáu và bé Thu.
Câu 4: Đoạn văn mẫu về tình phụ tử:
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
II. Phần tập làm văn
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Chính Hữu và tác phẩm Đồng chí.
2. Thân bài:
* Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí
– Hoàn cảnh xuất thân của những người lính: đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”
– Sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: vốn là những người xa lạ nhưng giờ đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
– Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn mỏng để đắp chung => trở thành tri kỷ chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
=> Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn
* Cảm nhận vẻ đẹp tình đồng chí
– Sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín
– Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn
– Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương
+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính
+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu
– Đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương
+ Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”
+ Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu
+ Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.
+ Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình, cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”.
=> Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ
* Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí
– Khung cảnh:
+ Thiên nhiên hùng vĩ
+ Nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề
=> những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng => tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết
– Hình ảnh đầu súng trăng treo: sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn
+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng
+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm – đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.
=> cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.
3. Kết bài
– Khái quát nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.
– Áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng và hình tượng người lính cách mạng nói chung.
Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên Lâm Đồng
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán chuyên Lâm Đồng
Sở GD&ĐT Lâm Đồng ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN Môn: Toán (chuyên) |
Câu 1. (2.0 điểm). Chứng minh rằng hàm số luôn nghịch biến với mọi giá trị của tham số m
Câu 2. (2.0 điểm). Giải phương trình:
Câu 3. (2.5 điểm).Tìm các số tự nhiên n sao cho là số chính phương
Câu 4. (2.5 điểm). Cho hình thang , hai đương chéo vuông góc với nhau. Biết . Tính chiều cao của hình thang
Câu 5. (1.5 điểm). Chứng minh rằng với mọi số thực a, b, c, d, e, ta luôn có:
Câu 6. (1.5 điểm). Cho phương trình: , trong đó x là ẩn số; m, n là tham số thỏa mãn m + n = 4. Tìm các giá trị của m, n để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 sao cho
Câu 7. (2.0 điểm). Một tổ chức từ thiện cần chia đều một số quyển vở thành các phần quà để tặng cho các cháu nhỏ ở một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Nếu mỗi phần quà giảm 6 quyển vở thì sẽ có thêm 5 phần quà nữa cho các cháu, còn nếu mỗi phần quà giảm 10 quyển vở thì các cháu sẽ có thêm 10 phần quà. Hỏi tổ chức từ thiện trên có bao nhiêu quyển vở.
Câu 8. (2.5 điểm). Cho hai đường tròn (O; R) và đường tròn (O’, R’) tiếp xúc trong tại điểm A (trong đó R > R’). Gọi BC là một dây của đường tròn lớn tiếp xúc với đường tròn nhỏ tại D. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc BAC
Câu 9. (1.5 điểm). Cho các số thực x, y, z đôi khi khác nhau thỏa mãn: , và . Tính giá trị biểu thức:
Câu10. (2.0 điểm). Cho tam giác nhọn ABC. Gọi AH, BD, CK là các đường cao của tam giác (H∈ BC, D∈ AC, K∈ AB). Chứng minh rằng:
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán chuyên Lâm Đồng
Câu 1:
Ta có:
với mọi m
hay hàm số đã cho luôn nghịch biến (đpcm).
Câu 2:
KL….
Câu 3:
Đặt
Dễ thấy a + n + 9 > a – n – 9
™
KL….
Câu 4:
Gọi BD cắt AC tại E. Vẽ đường thẳng BF // AC, F thuộc CD.
Gọi h (cm) là đường cao cần tìm.
Xét tứ giác ABFC có AB // CF, AC // BF ⇒ ABFC là hình bình hành ⇒ AB = CF và AC = BF = 8 cm.
Vì BD ⊥ AC, và BF // AC ⇒ BF ⊥ BD, áp dụng định lý Pytago ta có:
(cm)
Ta có:
(cm)
KL…
Câu 5:
BĐT cuối luôn đúng, mà các phép biến đổi là tương đương nên ta có đpcm.
Dấu bằng xảy ra ⇔ a = 2b = 2c = 2d = 2e.
Câu 6:
Để PT đã cho có hai nghiệm phân biệt ⇔
Vì x₁, x₂ là nghiệm của phương trình đã cho nên:
Vì:
Thay vào ta có:
⇒
KL Vô nghiệm.
Câu 7:
Gọi số quyển vở tổ chức đó có là A (A ∈ ℕ*)
Gọi số vở ở mỗi phần quà ban đầu là B (B ∈ ℕ*)
Ta có số phần quà ban đầu là:
Theo bài ra ta có hệ:
⇒ A = 600 (quyển vở).
KL…
Câu 8:
Kéo dài AD cắt (O;R) tại điểm thứ hai là E.
Ta thấy △O’AD cân tại O’ (do O’A = O’D = R’) ⇒ ∠O’AD = ∠O’DA.
Tương tự, △OAE có OA = OE = R ⇒ △OAE cân tại O ⇒ ∠OEA = ∠OAE = ∠O’AD = ∠O’DA
⇒ O’D // OE (góc ở vị trí đồng vị bằng nhau)
Mà O’D ⊥ BC (do BC là tiếp tuyến của (O’;R’) ⇒ OE ⊥ BC ⇒ E là điểm chính giữa cung BC
⇒ AE là phân giác góc BAC, hay AD là phân giác của góc BAC (đpcm).
Câu 9:
Vì x; y; z đôi một khác nhau và thoả mãn đề bài, nên x; y; z là 3 nghiệm phân biệt của phương trình
và
Ta có:
Câu 10:
Ta thấy ∠BKE = ∠BHE = 90° ⇒ tứ giác BKEH nội tiếp ⇒ ∠BHK = ∠BEK.
Tương tự, tứ giác AKED nội tiếp ⇒ ∠KAD = 180° – ∠KED = ∠BEK
⇒ ∠BHK = ∠KAD = ∠BAC.
Tương tự, tứ giác HEDC nội tiếp ⇒ ∠CHD = ∠CED = ∠BEK = ∠BAC
⇒ ∠KHD = 180° – ∠BHK – ∠CHD = 180° – 2.∠BAC = 180° – 2.∠A
Áp dụng công thức sin, ta có:
Xét △BKH và △BCA có:
Góc ∠ABC chung
∠BKH = ∠BEH = 180° – ∠HED = ∠BCA
Suy ra △BKH ∽ △BCA ⇒
Tương tự, chứng minh được △CHD ∽ △CAB ⇒ .
Ta lại có:
Ta có:
Thay vào, ta có:
Hay (đpcm).