Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Bắc Ninh, Xin giới thiệu đến các bạn Đề thi vào lớp 10 năm 2020 – 2021 Sở GD&ĐT Bắc Ninh được chúng tôi tổng
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Bắc Ninh là đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 mới nhất được Tài Liệu Học Thi đăng tải ngay sau đây.
Đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn định hướng ôn luyện chuẩn bị kiến thức cho bài thi vào lớp 10 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020
Trắc nghiệm
Tự luận
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020
Trắc nghiệm
Đề 599
1. B | 2.D | 3. B | 4.B | 5.D | 6.B | 7.D | 8.D |
9.A | 10.D | 11.D | 12. D | 13.D | 14.A | 15.B | 16.A |
17.A | 18.C | 19.A | 20.B | 21.C | 22.D | 23.B | 24.D |
25.B | 26.C | 27.A | 28. | 29. | 30. | 31. | 32 |
Đề 868
1. C | 2.D | 3.C | 4.C | 5.C | 6. C | 7. C | 8.D |
9.C | 10.D | 11.A | 12.B | 13.C | 14.B | 15.A | 16.D |
17.B | 18.D | 19.A | 20.A | 21.A | 22.A | 23.A | 24.A |
25.C | 26.B | 27. | 28. | 29. | 30. | 31. | 32. |
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng anh năm 2020
Mã đề 799
Mã đề 826
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2020
MÃ ĐỀ 799
11 – C; 12 – B; 13 – B; 14 – B; 15 – B;
16 – C; 17 – D; 18 – D; 19 – B; 20 – B;
21 – D; 22 – D; 23 – D; 24 – A; 25 – A;
26 – D; 27 – A ; 28 – B; 29 – D: 30 – D; ;
31 – A; 32 – B; 33 – A; 34 – B; 35 – A;
36 -A; 37 – D; 38 – C; 39 – C; 40 – C;
41 – B; 42 – D; 43 – A; 44 – B; 45 – D;
46 – B; 47 – C; 48 – D; 49 – C; 50 – D;
Mã đề 136
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|---|---|
11 | B | 21 | B | 31 | A | 41 | D |
12 | D | 22 | A | 32 | A | 42 | C |
13 | A | 23 | B | 33 | D | 43 | A |
14 | A | 24 | C | 34 | D | 44 | D |
15 | C | 25 | A | 35 | A | 45 | D |
16 | B | 26 | C | 36 | D | 46 | D |
17 | A | 27 | C | 37 | C | 47 | A |
18 | B | 28 | D | 38 | B | 48 | D |
19 | A | 29 | B | 39 | D | 49 | D |
20 | D | 30 | B | 40 | D | 50 | C |
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020
Câu 1:
a. Tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu)
b. Nước mặn, đồng chua, nghèo, đất cày lên sỏi đá.
c. Cơ sở hình thành tình đồng chí chính là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân (quê hương nghèo, thời tiết, thiên nhiên khó khăn, khắc nghiệt, đời sống vất vả), sự cùng chung lý tưởng, mục tiêu cuộc sống (chiến đấu bảo vệ đất nước).
d. BPTT điệp từ: lặp lại 2 lần từ “súng”, 2 lần từ “đầu” giúp nhấn mạnh sự hiện diện của nhiều đồng chí, thể hiện sự đông đảo, sự gần gũi, đoàn kết của họ.
BPTT hoán dụ: “đầu” chỉ tư tưởng, lý tưởng của những người chiến sĩ, “súng” là vũ khí để chiến đấy, từ đó chỉ sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, mục tiêu lòng quyết tâm chiến đấu của các anh bộ đội khi đối mặt với kẻ thù.
Câu 2:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần rèn luyện trau dồi rất nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp để trở thành một con người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn tri thức, trong số đó, tính tự lập là một trong những đức tính cần thiết để làm nên thành công. Vậy tính tự lập là gì? Tự lập là đức tính có được khi ta tự quyết định, tự làm chủ cuộc sống của mình trên nhiều khía cạnh. Biểu hiện của tính tự lập vô cùng phong phú, ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ khi chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tính tự lập được biểu hiện khi ta tự chủ động trong học tập mà không cần bố mẹ, thầy cô thúc giục; tự mình hoàn thành bài tập, không gian lận trong kiểm tra, thi cử. Không chỉ vậy, tính tự lập còn được thể hiện khi ta có chính kiến, dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình trong mọi vấn đề. Tự lập là một trong những yếu tố chính để làm nên thành công. Vì khi tự lập, tự chủ, ta sẽ có thể nắm bắt vấn đề một cách toàn diện, có cơ hội thể hiện và khẳng định tài năng, phẩm chất của bản thân, tạo ra những đột phá trong công việc. Người biết sống tự lập sẽ được mọi người yêu quý, nể phục và dành nhiều sự quan tâm hơn. Ngược lại, nếu ta không có tính tự lập, sống ỷ lại vào người khác, lười biếng thì không những không thành công mà còn bị những người xung quanh xa lánh, khinh thường. Tóm lại, tự lập là một đức tính tốt cần được rèn luyện và phát huy thật tốt ngay khi còn đang là học sinh, có như vậy chúng ta mới đạt được thành công khi trưởng thành.
Câu 3:
I. Mở bài:
Nói đến các tác phẩm viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích “Hồi chưa vào nghề…..cho bác vẽ hơn”.
II. Thân bài:
a. Khái quát chung
– Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại – hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.
– Nội dung đoạn trích: Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh.
b. Phân tích:
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
– Hoàn cảnh sống: hoàn cảnh sống khá đặc biệt.
– Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất… phục vụ sản xuất và chiến đấu công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao.
* Tính cách, phẩm chất:
– Anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống “khi ta làm việc, ta với công viêcj là đôi, sao gọi là một mình được”,..
– Anh rất yêu thích sách (thể hiện qua lời nói với cô kĩ sư).
– Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?
– Anh sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm con người, “thèm người”.
– Sống thành thực, khiêm tốn
=> hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề
* Đánh giá chung
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề