Địa lí 10 Bài 9: Thực hành Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu, Giải Địa lí 10 Bài 9: Thực hành Đọc bản đồ các đới khí
Địa 10 Cánh diều Bài 9 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách thực hành viết Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.
Bài 9 Thực hành Địa 10 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác. Địa 10 Bài 9 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời giúp các bạn biết cách đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất – phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu. Vậy sau đây là giải Địa lí 10 Bài 9 Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây.
Câu hỏi trang 36
Quan sát hình 9.1, hãy kể tên các đới khí hậu chính trên Trái Đất; xác định phạm vi của từng đới theo thứ tự từ xích đạo về cực.
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Các đới khí hậu chính trên Trái Đất và phạm vi của từng đới tự từ xích đạo về cực
Đới khí hậu |
Phạm vi |
Xích đạo |
Trung Mỹ, Vịnh Ghi-nê, Đông Nam Á biển đảo,… |
Cận xích đạo |
Tây Nam Mỹ, Thái Lan, Mi-an-ma,… |
Nhiệt đới |
Trung và Nam Mỹ, Trung Phi, Nam Á, Đông Nam Á lục địa, Bắc Ô-xtrây-li-a,… |
Cận nhiệt đới |
Tây Á, Tây Nam Á, Nam Ô-xtrây-li-a, Hoa Kỳ, Nam Âu, một phần Nam Mỹ,… |
Ôn đới |
Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ, Bắc Á, châu Âu, cực Nam của khu vực Nam Mỹ,… |
Cận cực |
Bắc Ca-na-đa, Bắc Liên bang Nga,… |
Cực |
Hai vòng cực Bắc, Nam. |
Gợi ý 2
– Các đới khí hậu chính trên Trái Đất: Đới khí hậu Cực; Đới khí hậu Cận cực; Đới khí hậu Ôn đới; Đới khí hậu Cận nhiệt đới; Đới khí hậu Nhiệt đới; Đới khí hậu Cận xích đạo; Đới khí hậu Xích đạo.
– Phạm vi của từng đới theo thứ tự từ xích đạo đến cực:
+ Đới khí hậu Cực: Vĩ độ 80 – 90o
+ Đới khí hậu Cận cực: Vĩ độ 66 – 80o
+ Đới khí hậu Ôn đới: Vĩ độ 44 – 66o
- Ôn đới lục địa
- Ôn đới hải dương.
+ Đới khí hậu Cận nhiệt đới: Vĩ độ 23o27’ – 40o
- Cận nhiệt đới lục địa
- Cận nhiệt gió mùa
- Cận nhiệt địa trung hải
+ Đới khí hậu Nhiệt đới: Vĩ độ 10 – 23o27’)
- Nhiệt đới lục địa
- Nhiệt đới gió mùa
+ Đới khí hậu Cận xích đạo (5 – 10o)
+ Đới khí hậu Xích đạo (0 – 5o)
Câu hỏi trang 37
Quan sát hình 9.1, hình 9.2 và lựa chọn hai trong bốn địa điểm, hãy phân biệt một số kiểu khí hậu theo các gợi ý sau:
– Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất, biên độ nhiệt độ năm.
– Tổng lượng mưa trung bình năm, tháng có lượng mưa lớn nhất, tháng có lượng mưa nhỏ nhất, chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa nhỏ nhất, những tháng mưa nhiều, những tháng mưa ít.
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng trên thế giới [Trạm Ca-dan, Liên bang Nga học sinh tự làm theo gợi ý]
Trạm khí tượng |
Hà Nội (Việt Nam) |
Gia-mê-na (Sat) |
Bret (Pháp) |
Yếu tố nhiệt độ ( 0 C) |
|||
Tháng cao nhất |
29 (VI) |
33 (V) |
18 (VII) |
Tháng thấp nhất |
17 (XII) |
22 (I) |
8 (XII) |
Biên độ nhiệt |
12 |
11 |
10 |
Yếu tố lượng mưa (mm) |
|||
Tổng lượng mưa |
1694 |
647 |
820 |
Chế độ mưa |
Hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khô) |
Hai mùa sâu sắc (mùa mưa, mùa khô) |
Mưa nhỏ nhưng quanh năm |
Tháng mưa nhiều |
270 (VIII) |
240 (VIII) |
100 (XI và XII) |
Tháng mưa ít |
10 (I) |
0 (XI đến III) |
50 (V) |
Gợi ý 2
Phân tích các biểu đồ một số kiểu khí hậu:
* Hà Nội, Việt Nam:
– Kiểu khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
– Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 30 o C
– Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 17,5 o C
– Biên độ nhiệt độ năm: 12,5 o C
– Tổng lượng mưa trung bình năm: 1694 mm/năm.
– Tháng có lượng mưa lớn nhất: tháng 7
– Tháng có lượng mưa nhỏ nhất:1
– Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa nhỏ nhất: rất lớn (~300mm)
– Những tháng mưa nhiều: tháng 5 đến 9
– Những tháng mưa ít: tháng 10 đến tháng 4
* Gia-mê-na, Sat:
– Kiểu khí hậu: Nhiệt đới lục địa
– Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: ~33 o C
– Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: ~22 o C
– Biên độ nhiệt độ năm: 11 o C
– Tổng lượng mưa trung bình năm: 647 mm/năm
– Tháng có lượng mưa lớn nhất: tháng 8
– Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: tháng 1, 2, 3, 11, 12 không có mưa
– Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa nhỏ nhất: rất lớn (~230 mm)
– Những tháng mưa nhiều: tháng 5 đến tháng 9
– Những tháng mưa ít: tháng 10 đến tháng 4
* Bret, Pháp:
– Kiểu khí hậu: ôn đới hải dương
– Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: ~18,5 o C
– Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: ~7 o C
– Biên độ nhiệt độ năm: ~12 o C
– Tổng lượng mưa trung bình năm: 820 mm/năm
– Tháng có lượng mưa lớn nhất: tháng 11
– Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: tháng 5
– Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa nhỏ nhất: rất ít
– Những tháng mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 4
– Những tháng mưa ít: tháng 5 đến tháng 9
* Ca-dan, Liên Bang Nga:
– Kiểu khí hậu: ôn đới lục địa
– Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: ~20,5 o C
– Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: ~8 o C
– Biên độ nhiệt độ năm: ~11,5 o C
– Tổng lượng mưa trung bình năm: 443 mm/năm
– Tháng có lượng mưa lớn nhất: tháng 7
– Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: tháng 2
– Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa nhỏ nhất: ít
– Những tháng mưa nhiều, mưa ít: các tháng đều có lượng mưa ít, tháng 5 đến tháng 11 mưa nhiều hơn các tháng còn lại nhưng chênh lệch rất ít.
* Phân biệt một số kiểu khí hậu:
– Khí hậu ôn đới hải dương và kiểu ôn đới lục địa
+ Giống nhau:
- Nhiệt độ trung bình năm thấp, tháng cao nhất < 20 o C.
- Lượng mưa trung bình năm ở mức trung bình.
+ Khác nhau:
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: nhiệt độ tháng thấp nhất vẫn > 0 o C, biên độ nhiệt năm nhỏ. Mưa nhiều, thường mưa vào màu thu và đông.
- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa nhiệt độ tháng thấp nhất < 0 o C, biên độ nhiệt năm lớn. Có mưa ít hơn và mưa vào mùa hạ.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa với khí hậu nhiệt đới lục địa
+ Giống nhau:
- Đều có mùa mưa và một mùa khô.
- Đều có nhiệt độ trung bình năm cao.
+ Khác nhau:
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều đặc biệt vào mùa hạ, khô và ít mưa vào mùa thu và đông.
- Kiểu cận nhiệt đới lục địa: nóng và khô vào mùa hạ, mùa đông không có mưa, thường lạnh và có tuyết rơi